(Tổ Quốc) - Căng thẳng Mỹ-Iran vẫn chưa thể lắng xuống trước thông tin Washington cáo buộc Tehran tiếp tục cung cấp vũ khí cho Yemen.
Tờ Newsweek dẫn tin, Lầu Năm Góc cáo buộc Iran đang cố để cung cấp các vũ khí và thiết bị cho phiến quân tại Yemen sau khi Hải quân Mỹ bắt giữ hai lô hàng vũ khí ngoài khơi bờ biển của nước này.
Theo newsweek, người phát ngôn Bộ Tư lệnh trung tâm Mỹ - William Urban đã chủ trì một cuộc họp báo vào ngày 19/2, trong đó nhấn mạnh việc Mỹ đã phát giác đánh chặn hai con tàu không đánh dấu được cho là có liên quan đến Iran.
Trong số các hàng hóa bắt giữ bao gồm các thiết bị tạo ra tên lửa hành trình tấn công mặt đất 351, tên lửa hành trình mặt đất 358, tên lửa dẫn đường chống tăng 'Dehlavieh', tên lửa chống hạm Noor/C802 và máy bay không người lái cũng như các thiết bị liên quan tới quân sự khác. Người phát ngôn Bộ Tư lệnh trung tâm Mỹ - William Urban cho rằng, tất cả các thiết bị bị phát giác đều được sản xuất tại Iran. Trong khi ông Urban nói rằng ông không thể cung cấp chính xác đối tượng cung ứng số hàng này thì Lầu Năm Góc đã đánh giá các mặt hàng này có thể được gửi từ Vệ binh Cách mạng Iran đến Houthi hoặc Zaidi Shiite Ansar Allah của Yemen.
"Nếu các loại vũ khí sản xuất tại Iran thì khả năng đều đến từ Iran mà ra. Chắc chắn, 150 tên lửa chống tăng có điều khiển không thể tự dưng xuất hiện. Tehran buôn lậu vũ khí trái phép và mục đích đó nhằm hỗ trợ cho Houthis – lực lượng thân Iran", ông Urban khẳng định.
Cả lực lượng Houthis và Iran đều bác bỏ mối liên quan trực tiếp giữa họ mặc dù họ có chung mối đe dọa là Israel, Saudi Arbia và cả Mỹ. Mặc dù không đưa Mỹ vào danh sách tổ chức khủng bố nhưng lực lượng Houthis đã bị cấm vận vũ khí hay tiếp nhận vũ khí trong Nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc kể từ sau xung đột nổ ra vào năm 2015.
Ông Urban cho biết, Iran đã vi phạm một cách có hệ thống Nghị quyết này như một phần của mô hình lịch sử, trong đó là liên quan đến vụ bắt giữ hàng hải gần đây. Ông Urban cũng nêu ra bốn trụ cột cho bằng chứng vào thời điểm hiện tại.
Các trụ cột bao gồm các báo cáo ba bên từ các chuyên gia, sự hiện diện của các vũ khí Houthi tân tiến chưa từng nhìn thấy ở Yemen trước các xung đột, lệnh cấm vũ khí Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhằm kiềm chế việc xuất khẩu vũ khí. Trụ cột tiếp theo liên quan đến các thông tin thu thập được nhưng chưa đưa ra công khai.
Mối liên quan giữa các bên
Lầu Năm Góc vừa hỗ trợ liên minh do Saudi dẫn đầu đang nỗ lực đối phó với lực lượng Houthis và các đồng minh của họ. Một số vũ khí đã rơi vào tay phiến quân Al-Qaeda.
Các nghị sĩ Mỹ đã yêu cầu chấm dứt hỗ trợ cho lực lượng Riyadh trong bầu cử lịch sử vào cuối tháng Tư năm ngoái sau các báo cáo thương vong về dân sự. Tuy nhiên, Tổng thống Donald Trump đã phủ quyết biện pháp này.
Bằng các cuộc đàm phán hòa bình liên tục được đưa ra, cả liên minh do Saudi dẫn đầu và lực lượng Houthis tiếp tục tiến hành các cuộc tấn công mạnh vào các vị trí của nhau. Lực lượng Houthis cũng mở rộng các cuộc tấn công vào nước láng giềng của Saudi Arabia, nhằm vào vương quốc này bằng tên lửa đạn đạo.
Vào tháng Chín năm ngoái, lực lượng này đã tuyên bố đã tiến hành cuộc tấn công tên lửa và máy bay không người lái nhằm vào hai cơ sở dầu mỏ của Saudi. Thay vào đó, Washington và Ryadh đã cáo buộc Tehran tiến hành cuộc tấn công chưa từng cố tiền lệ trước cuộc họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.
Các cuộc đối đầu giữa hai nước trong thời gian dài càng trở nên tồi tệ kể từ khi Tổng thống Donadl Trump quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân giữa Mỹ và Iran cùng với các quốc gia khác. Việc quyết định đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân đã làm ảnh hưởng đến kinh tế của Iran bởi các trừng phạt bủa vây đối với nước này.
Mặc dù tiếp tục trừng phạt của Mỹ nhằm vào kinh tế Iran nhưng Tehran vẫn nhiều lần nhắc lại không hề muốn tham gia đàm phán với bất kỳ thỏa thuận mới nào. Iran khẳng định chỉ có thể nếu Mỹ quay lại thỏa thuận hạt nhân trước đó đồng thời nới lỏng thương mại.
"Iran sẽ không bao giờ ngồi vào đàm phán với Mỹ trong bối cảnh căng thẳng leo thang", Tổng thống Iran Hassan Rouhani nói vào ngày 16/2 trên Reuters đồng thời nhấn mạnh sự giúp đỡ của Tehran là cần thiết trong việc thiết lập an ninh tại Trung Đông.
Các cuộc tấn công và xung đột quân sự đã diễn ra tại Trung Đông khi Mỹ cho rằng tình hình bất ổn ở khu vực này là do Iran. Cái chết của tướng Iran - Qassem Soleimani đã khiến cho căng thẳng leo thang và các xung đột diễn ra thương xuyên hơn giữa Washington và Tehran.
Hơn hai thập kỷ, tướng Soleimani luôn đóng vai trò quan trọng đối với Iran. Tehran vẫn liên tục khẳng định sẽ tăng cường nỗ lực để buộc Mỹ phải rút khỏi khu vực.
"Liên quan đến vấn đề của tướng Soleimani, tôi cho rằng Lực lượng Quds đã thể hiện mô hình nhất quán là tiếp tục cung cấp vũ khí cho người Houthis ở Yemen nhằm mở rộng xung đột lần này", ông Urban nói thêm.