(Tổ Quốc) - Với việc phát triển mối quan hệ hàn lâm, liệu cả hai nước có đang tìm kiếm sự thay thế đối với phương Tây?
Sự tăng cường hợp tác về mặt học thuật giữa Trung Quốc và Nga có thể báo hiệu một sự thay đổi trong cán cân quyền lực về giáo dục đại học toàn cầu. Đây là nhận định được một số nhà nghiên cứu đưa ra – những người cho rằng tình hình này có thể có ý nghĩa quan trọng đối với tự do học thuật trong khu vực trong thời gian tới.
Nga – Trung Quốc "bắt tay" trong ngành giáo dục, trao đổi học thuật
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và người đồng cấp Nga Vladimir Putin, đã tham dự lễ kí kết một thỏa thuận hợp tác giữa Đại học Thanh Hoa tại Bắc Kinh và Đại học Saint Petersburg trong tháng này tại Điện Kremlin. Sự kiện này diễn ra trong khuôn khổ chuyến thăm Nga quan trọng của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Một số học giả cho rằng, Trung Quốc có thể muốn xây dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn với các tổ chức giáo dục của Nga vì lí do nhiều trường đại học Hoa Kỳ ngày càng miễn cưỡng hợp tác với các học giả Trung Quốc trong bối cảnh lo ngại và sức ép gia tăng về hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ.
Giữa bối cảnh căng thẳng giữa hai nước này với Mỹ đang gia tăng, Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Putin mạnh mẽ thúc đẩy sự hợp tác giữa hai nước, trong đó có khía cạnh giáo dục, trao đổi kiến thức hàn lâm. (Nguồn: Sputnik)
Số lượng các ấn phẩm đồng tác giả, trong đó có các học giả Trung Quốc và Nga đã tăng 95,5% từ năm 2013 đến 2017, theo dữ liệu từ cơ sở dữ liệu Scopus của Elsevier Muff. Và sự ủng hộ của hai nhà lãnh đạo hàng đầu cũng cho thấy tầm quan trọng của giáo dục đại học đối với mối quan hệ giữa hai nước Trung Quốc và Nga. Văn bản trên cũng chỉ là một trong một số nhiều thỏa thuận được ký kết, thuộc nhiều lĩnh vực khác bao gồm thương mại và năng lượng trong chuyến thăm kỉ niệm 70 năm quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia.
Giáo dục đại học được coi là một vấn đề an toàn cho sự hợp tác Nga - Trung Quốc
Jonathan Sullivan, giám đốc của Viện Chính sách Trung Quốc thuộc Đại học Nottingham
Jonathan Sullivan, giám đốc của Viện Chính sách Trung Quốc thuộc Đại học Nottingham, cho biết sự hợp tác giữa Trung Quốc và Nga đã không được suôn sẻ và là những đối thủ còn nghi ngờ lẫn nhau.
Nhưng giáo dục đại học được coi là một vấn đề an toàn cho sự hợp tác, ông nói, và những quy định đối với tự do học thuật ở Trung Quốc, điều có thể từng là điểm hạn chế cho hợp tác với các đối tác phương Tây, "không phải là vấn đề" đối với Nga. "Cũng không cần phải chú ý đến các vấn đề xoay quanh tự do học thuật và sự tách biệt giữa chính trị và học thuật", chuyên gia Sullivan nói thêm.
Ảnh hưởng quy mô châu lục Á – Âu?
Không chỉ vì các hành động của Tổng thống Trump đã đẩy Trung Quốc và Nga lại với nhau mà đó còn là ý thức hệ của họ kéo họ lại với nhau
Nadège Rolland, chuyên gia cao cấp về các vấn đề chính trị và an ninh tại Cơ quan nghiên cứu châu Á có trụ sở tại Hoa Kỳ
Hiện tại, Trung Quốc và Nga đang hợp tác với nhau một cách không dễ dàng – một hệ lụy tự nhiên của sự rạn nứt ngày càng sâu sắc giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, ông Simon Marginson, giáo sư về giáo dục đại học tại Đại học Oxford, cho biết. Chuyên gia này cũng đặt ra câu hỏi về tầm quan trọng của sự hợp tác song phương và điều này sẽ được tăng cường đáng kể như thế nào, khi hệ thống giáo dục đại học của các quốc gia này đang ở những vị thế rất khác nhau, khi Trung Quốc có vẻ như có hệ thống giáo dục đang có nhiều danh tiếng.
Nhưng Nadège Rolland, chuyên gia cao cấp về các vấn đề chính trị và an ninh tại Cơ quan nghiên cứu châu Á có trụ sở tại Hoa Kỳ, nói rằng, đó không chỉ là về Trung Quốc và Nga - mà là toàn bộ khu vực Á-Âu có thể được chuyển sang một bộ tiêu chuẩn khác về mặt giáo dục đại học.
Không chỉ vì các hành động của Tổng thống Trump đã đẩy Trung Quốc và Nga lại với nhau mà đó còn là ý thức hệ của họ kéo họ lại với nhau, chuyên gia Rolland cho biết thêm. "Giáo dục đại học là một lớp của mối quan hệ đối tác thực sự dày đặc mà họ đang xây dựng", bà Rolland nói.