• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Bất ngờ tín hiệu ngăn chặn chạy đua hạt nhân tiếp theo

Thế giới 29/10/2018 11:02

(Tổ Quốc) – Một hiệp ước hạt nhân đang kỳ vọng sẽ có hiệu lực vào cuối năm 2019 nhằm ngăn chặn cuộc chạy đua hạt nhân trên thế giới.

Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân có thể có hiệu lực vào cuối năm 2019, nhóm ủng hộ chiến dịch giành giải Nobel Hòa bình 2017 cho biết trong một báo cáo tiến trình hàng năm vào ngày 29/10.

Bất ngờ tín hiệu ngăn chặn chạy đua hạt nhân tiếp theo - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: Indian express

Hiệp ước nhằm mục đích xóa bỏ vũ khí hạt nhân giống như các hiệp ước trước đó. Những người ủng hộ đã ký tên vào ủng hộ một hiệp ước mới và cùng cam kết bác bỏ các chiến lược hạt nhân và khuyến khích những người khác làm theo.

Nhóm Giám sát Cấm vũ khí hạt nhân cho biết, 19 bang đều tôn trọng Hiệp ước về Cấm vũ khí hạt nhân 2017 và đang trong tiến trình xúc tiến 50 phê chuẩn cần thiết để mang lại hiệu lực.

"Chúng tôi thúc đẩy đạt được 50 phê chuẩn vào cuối năm 2019. Hiện tại, chúng tôi đã có 25-30 nước sẵn sàng cho hiệp ước này vào năm 2019. Vì vậy, điều đó hoàn toàn có đủ khả năng", bà Beatrice Fihn, giám đốc điều hành chiến dịch quốc tế nhằm xóa bỏ vũ khí hạt nhân cho biết.

Các siêu cường hạt nhân từng phản đối hiệp ước này bởi vì họ nói có thể ngăn chặn chiến tranh hạt nhân. Tuy nhiên, bà Fihn cho rằng điều này rất vô lý.

"Nếu để có thể theo đến cùng thì việc nghiêm cấm vũ khí hạt nhân nên được đảm bảo. Tại sao vấn đề với Triều Tiên đến cùng cũng là vũ khí hạt nhân", bà Fihn nói.

"Điều này có chút giống với các cuộc tranh luận về súng tại Mỹ. Bạn cảm thấy an toàn hơn nhưng tất cả các thống kê và logic đều nói rằng bạn có khả năng sẽ bị bắn nếu bạn có vũ khí ở nhà", bà Fihn nói thêm.

Theo bà Fihn - giám đốc điều hành chiến dịch quốc tế nhằm xóa bỏ vũ khí hạt nhân, hiệp ước INF nhằm ngăn cấm tên lửa, có nghĩa sẽ quét sạch các thành phố ở châu Âu và kiềm chế cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân mới. Báo cáo xác nhận có tới 127 bang ủng hộ hiệp ước này, đặc biệt châu Phi và Mỹ Latin.

Biên tập viên của báo cáo Grethe Ostern cho biết, hiệp ước bắt buộc phải có sự nhất trí của các thành viên giữa các nghi ngờ về việc sử dụng vũ khí hạt nhân vẫn triển khai bất chấp sự vi phạm của hiệp ước.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ