• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Bí ẩn “quân bài” đối đầu đại hồng thuỷ châu Âu

Thế giới 21/01/2017 21:11

(Tổ Quốc) - Ngày 17/1, Nghị viện châu Âu đã bầu chính trị gia ôn hòa Italy Antonio Tajani vào vị trí Chủ tịch mới của cơ quan này.

Ngày 17/1, Nghị viện châu Âu đã bầu chính trị gia ôn hòa Italy Antonio Tajani vào vị trí Chủ tịch mới của cơ quan này – đánh dấu vị trí nhà lãnh đạo trung hữu thứ 3 nắm giữ quyền lực tại một trong những tổ chức đứng đầu EU trong bối cảnh sức mạnh của các chính đảng hoài nghi châu Âu đang gia tăng trên khắp châu lục.

Chính trị gia ôn hòa Italy Antonio Tajani. (Nguồn: AP)

Châu Âu đang chứng kiến sự lớn mạnh của làn sóng dân túy cánh hữu trong những năm gần đây do các phong trào chống nhập cư và sự bất mãn của người dân về kinh tế của EU.

Sự chia rẽ nguy hiểm

Tajani, một thành viên của Đảng nhân dân châu Âu (EPP) trung hữu - nhóm chính trị lớn nhất tại Nghị viện châu Âu, từng là một phát ngôn viên của cựu Thủ tướng Italy Silvio Berlusconi. Dưới thời ông Berlusconi, ông Tajani được bổ nhiệm vào Ủy ban châu Âu, một cơ quan điều hành chính của khối. Ông Tajani cũng là được bầu vào Nghị viện châu Âu (MEP) bốn lần, và đã từng giữ chức phó chủ tịch của cơ quan này.

Trước mắt, ông Tajani là một người trong giới tinh hoa chính trị và có lập trường trung dung – điều đặt ông có lập trường trái ngược với những chính đảng hoài nghi châu Âu – “những người ngoài” với ảnh hưởng ngày càng tăng ở châu Âu trong những năm gần đây.

"Vì hầu hết các cử tri cực hữu là bên thua cuộc trong tiến trình toàn cầu hóa và việc tìm kiếm chủ nghĩa dân tộc là để bảo vệ những lợi ích rất ít còn lại. Nhóm trung hữu đang thể hiện rằng họ có thể tạo ra những cơ hội mới." Andrea Montanino, giám đốc Chương trình Kinh doanh & Kinh tế toàn cầu tại Hội đồng Đại Tây Dương, chia sẻ với The Christian Science Monitor qua một email.

Nghị viện châu Âu được bầu trực tiếp bởi các công dân EU, sau đó những đại diện này bầu ra Chủ tịch Nghị viện. Kể từ khi áp dụng quy định ứng viên sẽ chiến thắng khi giành được đa số phiếu, hai đảng lớn nhất trong Nghị viện, EPP và Đảng Liên minh Xã hội Dân chủ Tiến bộ (S&D) đã thay phiên nhau có thành viên trở thành Chủ tịch cơ quan này và sự “lệch pha” rất ít khi xảy ra.

Chủ tịch trước đó, Martin Schulz, là một thành viên của S&D – điều này đồng nghĩa với việc ông Tajani sẽ nắm giữ vị trí này theo thỏa thuận. Tuy nhiên, S & D lần này tập trung ủng hộ ứng viên của mình là Gianni Pittella – đưa cuộc đua 4 vòng đi theo một dòng chảy bất thường. Dù vậy, ông Tajani vẫn đánh bại ông Pittella bằng cách biệt lớn 351 – 282 phiếu.

Theo The New York Times, bước ngoặt trong cuộc bầu cử đã xảy ra khi Guy Verhofstadt, lãnh đạo Liên minh Dân chủ và Tự do cho châu Âu (ALDE) đã rút khỏi cuộc đua để xây dựng lực lượng với EPP. Khi làm như vậy, ông Verhofstadt hy vọng giữ vững các đảng nhỏ không bị suy yếu trong bối cảnh nền chính trị tại EU đã "cực kỳ chia rẽ".

Đón đầu thách thức lớn

Số người đi bầu rất thấp trong các cuộc bầu cử quốc hội tại nhiều quốc gia đã dẫn đến sự thành công của chủ nghĩa “kháng chính thống” và hoài nghi châu Âu khi một số thành viên của làn sóng này đã đạt được một số chỗ đứng vững chắc trong chính trường châu Âu. Ví dụ, một thành viên của Đảng Dân chủ Quốc gia Đức (NPD), bị cáo buộc có liên kết với chủ nghĩa phát xít mới -  đã được bầu vào Nghị viện châu Âu trong năm 2014 khi chính đảng này chưa từng có đủ số phiếu để vào quốc hội Đức.

Các đảng “ngoài lề” như NPD đã luôn tồn tại trong EU, tuy nhiên sự phổ biến ngày càng tăng của chủ nghĩa “kháng chính thống”  có nghĩa là ông Tajani sẽ phải đối đầu với họ một cách trực tiếp hơn rất nhiều những người tiền nhiệm của ông.

Chiến thắng bất ngờ của các lực lượng chống EU, trong đó có cuộc trưng cầu dân ý "Brexit" năm ngoái hay trong một số cuộc bầu cử địa phương trên toàn châu lục đã cho thấy sự chia rẽ ngay tại EU và Nghị viện khối– nơi các chính trị trung hòa không còn sự lựa chọn nào khác ngoài việc hợp sức để chống lại làn sóng của những kẻ “ngoài lề chính trị” và những lực lượng cực đoan.

Trong những năm tới, áp lực có thể sẽ đặt vào các nhà lãnh đạo như ông Tajani để cân bằng sức mạnh của các nhà dân túy cánh hữu đang lên trong khi duy trì một trật tự ôn hòa tại EU.

Là chủ tịch của nghị viện châu Âu, ông Tajani sẽ giám sát các thủ tục nghị viện, ký tắt vào ngân sách của EU, và đại diện cho quốc hội về các vấn đề quốc tế và pháp lý.

"Ông ấy có một kinh nghiệm chính trị lâu dài và chắc chắn sẽ có khả năng quản lý một tổ chức phức tạp như Nghị viện châu Âu: với nhiều nhóm chính trị và liên minh đến từ 28 quốc gia khác nhau," Tiến sĩ Montanino nói. "Tôi nghĩ rằng khả năng tìm ra một sự cân bằng giữa các lập trường khác nhau sẽ là khắc họa đặc trưng cho nhiệm kỳ Chủ tịch của Tajani và nền tảng Dân chủ Cơ đốc giáo của ông.

Khả năng của Tajani và các đồng minh trung dung trong việc thương lượng và tìm sự cân bằng về các vấn đề như cuộc đàm phán Brexit đang tiếp diễn chắc chắn sẽ là một thách thức trong nhiệm kỳ của ông ấy. "Các chính đảng truyền thống - trung hữu hay trung tả - có trách nhiệm mở ra một hy vọng mới cho người dân châu Âu" Montanino nói.

(Theo CSM)

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ