(Tổ Quốc) -Nghị viện châu Âu ngày 17/1 tiến hành bầu chủ tịch mới trong một cuộc bỏ phiếu hứa hẹn sẽ trở thành “tâm bão” sau khi một liên minh nhằm đưa khối hoài nghi châu Âu ra khỏi quyền lực đang bị phá vỡ.
Nghị viện châu Âu ngày 17/1 tiến hành bầu chủ tịch mới trong một cuộc bỏ phiếu hứa hẹn sẽ trở thành “tâm bão” sau khi một liên minh nhằm đưa khối hoài nghi châu Âu ra khỏi quyền lực đang bị phá vỡ.
Người thắng cuộc sẽ thay thế Martin Schulz của Đức, người đã có 5 năm nhiệm kỳ và đã nâng tầm vai trò của vị trí này mạnh mẽ và nổi bật hơn nhiều so với trước đây và sắp tới sẽ trở về với chính trường Đức.
Vị chủ tịch mới sẽ dẫn đầu cơ quan duy nhất được chọn ra thông qua bầu cử của EU – nơi có tiếng nói cuối cùng về thỏa thuận Brexit.
751 thành viên của nghị viện sẽ bỏ phiếu kín tại Strasbourg, Pháp. Tiến trình bỏ phiếu có thể kéo dài tối đa là 4 phiên. Các ứng cử viên chính đều là những người Ý: chính trị gia trung hữu Antonio Tajani và chính trị gia chủ nghĩa xã hội Gianni Pittella trong khi năm ứng viên khác có ít cơ hội hơn.
Các ứng viên tranh cử chức Nghị viện châu Âu trong một buổi tranh luận ngày 11/1. (Nguồn: AFP) |
Tuy nhiên, cuộc đua này đã trở nên khó khăn khi một thỏa thuận lâu dài giữa hai nhóm chính trị lớn là EPP và phe xã hội tại Nghị viện bị phá vỡ.
Tajani, một cựu phát ngôn viên của cựu Thủ tướng Ý Silvio Berlusconi và cũng là ứng cử viên của Đảng Nhân dân châu Âu (EPP), nhóm lớn nhất trong Nghị viện châu Âu.
EPP, bao gồm cả Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết đã có một thỏa thuận, theo một "liên minh lớn" rằng lần này EEP sẽ nhận được vị trí này khi ông Schulz – một chính trị gia xã hội đã nắm giữ vị trí này lần trước.
Hai nhóm này đã quay vòng sự lãnh đạo tại nghị viện gần như hàng năm từ 1970. Tuy nhiên, Pittella đã nói rằng ông sẽ không chấp nhận một EPP "độc quyền" đối với những vị trí hàng đầu của EU, như vị trí của các thành viên EPP hiện nay là Jean-Claude Juncker, Chủ tịch Ủy ban châu Âu, và Donald Tusk, người đứng đầu Hội đồng châu Âu.
Một chiến thắng của Tajani có thể dấy lên lời kêu gọi một cuộc cải tổ những vị trí hàng đầu, dấy lên sự bất ổn đối với những khủng hoảng hiện nay của EU. Trước đó, EPP và phe xã hội chủ nghĩa được cho là đang hợp sức để hạn chế ảnh hưởng của các nhóm hoài nghi châu Âu do UKIP của Anh và Đảng Mặt trận Quốc gia Pháp dẫn đầu, sau khi họ đã gia tăng ấn tượng trong cuộc bầu cử Nghị viện châu Âu cuối tháng 5/2014.
Các phong trào chống EU cho tới nay đang ngày càng mạnh mẽ sau khi người Anh đã bỏ phiếu để rời khỏi EU trong một kết quả trưng cầu dân ý chấn động tháng 6 năm ngoái, trong khi vượt qua Đại Tây Dương là một làn sóng tương tự của chủ nghĩa dân túy khi ông Donald Trump trở thành tổng thống Mỹ.
(Theo AFP)