• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Bí ẩn tên lửa sức mạnh Nga trong hành trình cập bến Trung Quốc?

Thế giới 27/03/2019 20:38

(Tổ Quốc) - Có thông tin cho thấy các tên lửa 40N6 đã bị hư hại khi được vận chuyển đến Trung Quốc, trang Asia Times cho hay.

Theo Asia Times, điều này làm dấy lên nghi ngại về hệ thống phòng không S-400 Nga và các kế hoạch của Bắc Kinh nhằm gây sức ép với Đài Loan.

Trung Quốc đang thiếu các tên lửa chủ chốt cấu thành một phần quan trọng trong chiến lược gây sức ép với Đài Loan. Bản thân các tên lửa này là một phần của hệ thống phòng không S-400 mà Trung Quốc mua được từ Nga. Những tên lửa đặc biệt này được cho là có mặt trong một vụ tai nạn trên biển và Nga chưa chuyển giao được chúng.

Các tên lửa đặc biệt - 40N6 –được phóng từ S-400 có khả năng đóng cửa không phận xung quanh Đài Loan và đẩy lùi các máy bay chiến đấu của Mỹ ra ngoài trong trường hợp Đài Loan cần sự hỗ trợ của Mỹ. Không giống như các tên lửa khác mà S-400 phóng được, Nga tuyên bố rằng 40N6 kết hợp với sự cải tiến radar có thể chặn thành công các máy bay tàng hình của Mỹ như F-22 và F-35. 40N6 cũng có tầm bắn rất xa, đủ để ngăn chặn các máy bay chiến đấu của Mỹ từ các căn cứ ở Nhật Bản, Okinawa hoặc trên các tàu sân bay Mỹ.

Bí ẩn tên lửa sức mạnh Nga trong hành trình cập bến Trung Quốc? - Ảnh 1.

40N6 cùng S-400 có thể mang đến lợi thế cho Trung Quốc tại khu vực. (Nguồn: Asia Times/ AFP)

Các tên lửa chuyển cho Trung Quốc này được cho là đã gặp nạn trên một tàu chở hàng mà Nga cho biết là gặp phải một cơn bão trên biển tại hoặc gần Kênh đào Anh vào giữa tháng một. Con tàu, Nikifor Begichev đã bị thiệt hại và không thể rõ phương hướng di chuyển trong sáu ngày trước khi có thể quay trở lại cảng Ust-Luga của Nga, 10 ngày sau hành trình. (Trong khi đó, các nhà phân tích đã tự hỏi tại sao tên lửa và thiết bị của S-400 được gửi đi bằng đường biển ở phía bắc băng giá thay vì bằng đường sắt đến Trung Quốc.)

Cảng Ust-Luga nằm gần vịnh Phần Lan, khoảng 110 km (86 dặm) về phía tây của St. Petersburg.

Begichev và hai tàu khác (Ocean Lord và Ocean Power) đang vận chuyển các bộ phận của hệ thống phòng không S-400 đến Trung Quốc. Hợp đồng Nga-Trung về hệ thống này ban đầu được ký vào năm 2014.

Trong số ba tàu, Begichev trở về cảng và Ocean Power, rời cảng sau khi Begichev cũng quay trở lại. Ocean Lord đã hoàn thành chuyến đi đến Trung Quốc. Ocean Power sẽ khởi hành trở lại đến Trung Quốc, nhưng không mang theo những tên lửa quan trọng.

Theo phía Nga, hàng hóa quan trọng là tên lửa 40N6 đã được cất giữ trên boong tàu Begichev. Các tên lửa được cho là đã bị hư hỏng không thể sửa chữa và phải được tháo dỡ. Hàng hóa này được bảo hiểm và cơ quan bảo hiểm Nga đã đồng ý bồi thường.

"Chỉ 40N6 mới có thể tiêu diệt máy bay phản lực tàng hình"

S-400 có thể phóng bốn tên lửa khác nhau - nhưng 40N6 là loại duy nhất mà Nga tuyên bố có thể tiêu diệt các máy bay tàng hình như F-22 và F-35. Điều này có thể giúp Trung Quốc có thể tác chiến đối phó với Đài Loan hay thậm chí là Nhật Bản, khi nước này cần phải đối phó với các máy bay tàng hình hàng đầu của Mỹ hoạt động ngoài khơi đảo Guam, Okinawa và Nhật Bản.

S-400 là một hệ thống phòng không tiên tiến, di động, sử dụng một số radar khác nhau bao gồm cả các radar có thể phát hiện máy bay tàng hình. Người Nga đã bổ sung các hệ thống băng tần L và VHF như một phần tùy chọn của tổ hợp S-400 để cung cấp khả năng theo dõi máy bay tàng hình do Mỹ sản xuất. Tuy nhiên, cả hệ thống L Band và VHF đều không có độ chính xác cao đối với các mục tiêu trên không, đặc biệt là ở tầm xa.

Để khắc phục hạn chế này, 40N6 hoạt động khác biệt về cách xác định vị trí mục tiêu. 40N6 có tầm bắn lên tới 400 km (250 dặm) và đặc biệt là đối phó được với tên lửa phòng không chiến thuật hoạt động tầm cao (29 km trên bề mặt).

Tên lửa 40N6 có tốc độ siêu thanh và người Nga nói rằng chúng không giống như các tên lửa thông thường bắt đầu chậm lại khi chúng tiếp cận mục tiêu, 40N6 không mất đi tốc độ mà đi nhanh hơn khi lao xuống mục tiêu.

Và còn một sự khác biệt khác. Hoa Kỳ và Israel (đang hợp tác với Raytheon) đã chuyển sang các đầu đạn "truy đuổi và tiêu diệt" trong các hệ thống tên lửa và phòng không (như đối với THAAD và Interceptor tầm trung trên mặt đất, Patriot 3 và cả Arrow 3 của Israel). Nhưng người Nga, thay vào đó, lại sử dụng đầu đạn phân mảnh vụ nổ với phạm vi tiêu diệt khoảng 100 m. Một tên lửa "truy đuổi và tiêu diệt" không có đầu đạn nổ và phải tấn công vật lý vào máy bay hoặc tên lửa đang tới. Còn 40N6 có đầu đạn thông thường hơn nhưng gây sát thương có thể là giải pháp tốt hơn để đối phó với các máy bay.

Những tuyên bố phi thường

Nga đã đưa ra những tuyên bố phi thường về khả năng quân sự và vũ khí mới của mình. S-400 với 40N6 chưa bao giờ thực sự được thử nghiệm tấn công một máy bay chiến đấu tàng hình. Thiết kế của 40N6 và các radar hỗ trợ giống như một nỗ lực nhằm dự đoán các lỗ hổng tiềm năng của tàng hình và kết hợp các giải pháp khác nhau (các loại radar, tốc độ của tên lửa, đầu đạn nổ…) để thử và đạt được kết quả như đã tuyên bố.

Từ quan điểm của Nga, cách tiếp cận 40N6 hoàn toàn không gây ngạc nhiên. Nga không có công nghệ tàng hình thực sự và thay vào đó, đang thiết kế các hệ thống để tiêu diệt các mối đe dọa tàng hình. Trung Quốc đã đặt mua 128 tên lửa 40N6 chống tàng hình từ Nga. Có bao nhiêu loại tên lửa này trên Begichev không được biết rõ, nhưng nó không phải là một con tàu lớn và sẽ không thể mang theo tất cả các tên lửa được đặt hàng. Begichev mang theo hàng hóa lớn trên boong tàu. Có hình ảnh của con tàu chứa đầy các container lớn.

Khi 40N6 được chuyển đến Trung Quốc, Mỹ sẽ phải tìm cách chống lại chúng để giữ ưu thế trên không quanh Nhật Bản, Okinawa và Đài Loan. Một giải pháp sẽ không dễ dàng và Trung Quốc có thể có được năng lực chiến lược có giá trị với 40N6.

Bên cạnh đó, việc lô hàng tên lửa 40N6 gặp nạn trên đường đến Trung Quốc đã gây ra nhiều lo ngại, ngay cả ở Nga. Làm thế nào mà tất cả các tên lửa bị mất hay chúng bị phá hủy? Nhà phân tích quốc phòng Nga Pavel Felgenhauer đưa ra kịch bản rằng các tên lửa đi đến Trung Quốc đã bị chính Nga phá hoại. Felgenhauer nghĩ rằng các tên lửa không hoạt động, và Nga không muốn người Trung Quốc biết điều đó.

Nga có nhiều khách hàng cho hệ thống S-400, gần đây nhất là Thổ Nhĩ Kỳ - một thành viên NATO và sẽ không có lợi cho Nga khi phải thừa nhận các vấn đề kỹ thuật hoặc về khả năng hoạt động.

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ