• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Bí mật chiếc áo khoác H&M: Làm từ loại lá 'sắc nhọn như lưỡi gươm', quá quen thuộc với người Việt

Khám phá 14/04/2023 11:30

(Tổ Quốc) - Từ một thứ bỏ đi, lá của cây dứa - một cây trồng quá quen thuộc với người Việt, đã được H&M tận dụng biến thành sản phẩm thân thiện môi trường.

“Khi người mua sắm bước vào một cửa hàng H&M, thứ đầu tiên đập vào mắt họ là chiếc váy màu xanh thẫm in hoa được treo ở chính giữa. Giá của chiếc váy này chỉ khoảng 4 bảng Anh (gần 120.000 đồng), không quá đắt. Nhưng, giá cả không phải là điểm thu hút khách hàng mà một chiếc nhãn màu xanh lá cây được ghi “CONSCIOUS” (Ý thức) mới là thứ nổi bật nhất trên chiếc váy…” - tờ CNN viết.

Bí mật chiếc áo khoác H&M: Làm từ loại lá 'sắc nhọn như lưỡi gươm', quá quen thuộc với người Việt - Ảnh 1.

Nhãn mác thể hiện đây là sản phẩm thân thiện với môi trường. (Ảnh: CNN)

Biến phế phẩm nông nghiệp thành “vàng”

Tất cả những sản phẩm được dán nhãn này đều thuộc bộ sưu tập “CONSCIOUS” được ra mắt vào năm 2010. “CONSCIOUS” là dòng thời trang bền vững của tập đoàn H&M. Các mẫu thiết kế trong bộ sưu tập này đều thân thiện với môi trường. Bộ sưu tập đầu tiên là các mẫu sản phẩm được sản xuất từ bông hữu cơ và vật liệu tái chế.

Sau đó, H&M tiếp tục cho ra mắt 2 bộ sưu tập “CONSCIOUS” từ bạc tái chế và ECONYL®, một loại sợi nilon tái sinh 100% từ lưới đánh cá và chất thải nilon khác.

Bí mật chiếc áo khoác H&M: Làm từ loại lá 'sắc nhọn như lưỡi gươm', quá quen thuộc với người Việt - Ảnh 2.

Những chiếc áo khoác này được làm từ một loại da thay thế sản xuất từ sợi lá dứa và polyester tái chế. (Ảnh: CNN)

Lần gần đây nhất, H&M đã tiến thêm một bước với dòng sản phẩm lần đầu sử dụng chất liệu độc đáo mới làm từ hoa quả. Đó là một loại da thay thế được làm từ sợi lá dứa và polyester tái chế.

Bí mật chiếc áo khoác H&M: Làm từ loại lá 'sắc nhọn như lưỡi gươm', quá quen thuộc với người Việt - Ảnh 3.

Cấu trúc của lá dứa có độ co giãn tự nhiên, bền và phù hợp để làm quần áo. (Ảnh: CNN)

Người đại diện của H&M cho biết: “Cấu trúc của lá dứa giúp sản phẩm có độ co giãn tự nhiên, mềm xếp, màu sắc cũng đa dạng. Hơn nữa, lá dứa có độ bền tốt nên việc chăm sóc các sản phẩm cũng dễ dàng hơn. Chúng tôi nhận ra rằng lá dứa có nhiều ưu điểm như vậy, sao không tận dụng nguồn lá bỏ đi để sản xuất quần áo?”

Xu hướng “xanh hóa” của ngành dệt may

Bí mật chiếc áo khoác H&M: Làm từ loại lá 'sắc nhọn như lưỡi gươm', quá quen thuộc với người Việt - Ảnh 4.

Sau mỗi vụ thu hoạch dứa, lượng lá dứa bị bỏ đi là rất lớn. (Ảnh: CNN)

Sau mỗi vụ thu hoạch dứa, ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, lượng lá dứa bị vứt bỏ trên đồng ruộng rất lớn. Người dân sẽ sử dụng thuốc để phun hoặc gom lá lại để đốt nhằm giảm thời gian và công sức xử lý chất thải từ lá dứa. Cách làm này vô tình gây ô nhiễm không khí, hủy hoại hệ vi sinh của đất, thông qua nước mưa làm nhiễm độc nguồn nước ngầm và âm thầm ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.

Việc sản xuất sợi vải từ lá dứa sẽ góp phần giảm phát thải hàng trăm nghìn tấn CO2 mỗi năm. Đồng thời, với những quốc gia trồng dứa để xuất khẩu thì lá dứa chính là nguồn nguyên liệu bền vững cung cấp cho ngành thời trang và may mặc của nước đó.

Bí mật chiếc áo khoác H&M: Làm từ loại lá 'sắc nhọn như lưỡi gươm', quá quen thuộc với người Việt - Ảnh 5.

Việc sản xuất sợi vải từ lá dứa sẽ góp phần giảm phát thải hàng trăm nghìn tấn CO2 mỗi năm. (Ảnh: CNN)

Trung bình mỗi m2 vải dứa cần 480 lá dứa. Trong khi lá dứa bị xem là đồ thừa bỏ đi sau khi nông dân đã thu hoạch hết trái, việc tái chế đã giúp tiết kiệm nguồn nguyên liệu chất lượng này. Hiện tại, các sản phẩm làm từ sợi dứa đều đã đạt tiêu chuẩn của hãng và được bày bán trong 4.473 cửa hàng của H&M trên toàn thế giới.

Theo tài liệu do WWF cung cấp, sản xuất ngành Dệt May, bao gồm cả trồng bông, sử dụng khoảng 93 tỷ mét khối nước hàng năm và chiếm 4% lượng khai thác nước ngọt trên toàn thế giới. Không những vậy, 20% ô nhiễm nước công nghiệp toàn cầu là phát sinh từ các hoạt động xử lý hàng dệt nhuộm. Ngành công nghiệp thời trang toàn cầu tạo ra gần 4 tỷ tấn khí thải nhà kính, tương đương 8,1% tổng lượng khí thải của thế giới.

Bí mật chiếc áo khoác H&M: Làm từ loại lá 'sắc nhọn như lưỡi gươm', quá quen thuộc với người Việt - Ảnh 6.

2 diễn viên Rowan Blanchard và Dakota Fanning mặc các sản phẩm được làm từ sợi lá dứa. (Ảnh: CNN)

Từ đây có thể thấy thời trang là một trong những ngành gây ô nhiễm nhưng câu chuyện này không thể kéo dài mãi...

Trên thực tế, các cơ quan quản lý châu Âu đã yêu cầu các hãng thời trang nhanh thay đổi để xanh hóa ngành. Uniqlo, Gap, Levi Strauss & Co, H&M… cũng đã cam kết và hành động để cải thiện tính bền vững trong chuỗi cung ứng của mình.

*Bài viết được tổng hợp thông tin từ CNN, Independent.

Nguyệt Phạm

NỔI BẬT TRANG CHỦ