• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Biến thể Delta "siết chặt" khả năng phục hồi kinh tế toàn cầu

Thế giới 14/07/2021 18:52

(Tổ Quốc) - Theo CNBC, mức độ lây lan mạnh do biến thể Delta đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình hồi phục kinh tế thế giới.

Triển vọng tăng trưởng kinh tế "không chắc chắn"

Các nhà chiến lược kinh tế cảnh báo vẫn còn quá sớm để đánh giá khả năng phục hồi tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong diễn biến dịch bệnh phức tạp hiện tại.

Biến thể Delta "siết chặt" khả năng phục hồi kinh tế toàn cầu - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: NYSE

Theo CNBC, Pháp, Hà Lan và Tây Ban Nha vừa ban hành trở lại các biện pháp hạn chế vào ngày 12/7 nhằm ngăn chặn số ca mắc mới do biến thể Delta gây ra. Trong khi đó, Chính phủ Anh cam kết sẽ thực hiện một số giải pháp bước ngoặt, dự kiến nới lỏng hạn chế vào ngày 19/7 bất chấp số ca mắc vẫn tăng.

Thủ tướng Anh Boris Johnsonkhẳng định: "Chúng ta [người dân] phải tập thói quen sống chung với dịch bệnh", nhắc nhở người dân về ý thức bảo vệ sức khỏe công cộng sau kế hoạch nới lỏng hạn chế vào 19/7 sắp tới.

Trong một báo cáo nghiên cứu mới nhất vào ngày 12/7, Công ty tư vấn Oxford Economics nhận định số ca mắc mới do biến thể Delta đang đe dọa khả năng phục hồi kinh tế thế giới. Hiện biến thể Delta đã được phát hiện ở hơn 100 quốc gia.

Ông Ben May, Giám đốc Nghiên cứu vĩ mô toàn cầu của Công ty tư vấn Oxford Economics cho rằng các lo lắng về ảnh hưởng của biến thể mới đối với kinh tế toàn cầu là quá rõ ràng bởi ngay cả đã tiêm chủng vẫn có nguy cơ mắc bệnh.

Theo ông May, sự gia tăng mạnh các ca mắc do biến thể mới của virus SARS-CoV-2 đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nền kinh tế mới nổi đồng thời ngăn cản phần nào khả năng hồi phục kinh tế trong bối cảnh một số nước đang có kế hoạch mở cửa trở lại.

"Cho dù các nước có xu hướng mở cửa trở lại thì dự báo tăng trưởng kinh tế được cho là điều viển vông. Sự lây lan mạnh của Covid-19 sẽ khiến cho người dân tự ý thức giữ khoảng cách và gây ra gián đoạn các hoạt động của doanh nghiệp", ông Ben May khẳng định.

"Động thái mở cửa trở lại ở Vương quốc Anh có thể phải đối mặt với rủi ro trong tương lai mặc dù chưa thấy rõ vào thời điểm hiện tại", ông May nói.

Cản trở quá trình bình thường hóa kinh tế

Sau hơn một năm rưỡi kể từ khi dịch bệnh bùng phát, số ca mắc mới do Covid-19 và gần đây là sự xuất hiện của biến thể Delta vẫn tiếp tục tăng tại nhiều quốc gia.

Người đứng đầu bộ phận nghiên cứu kinh tế của Ngân hàng Barclay - ông Christian Keller thừa nhận sự xuất hiện của biến thể Delta đã tạo nên các bất ổn mới trong nỗ lực bình thường hóa kinh tế.

Kinh tế Mỹ đã mất hơn 20 triệu việc làm trong năm ngoái do dịch COVID-19, và vẫn chưa khôi phục được 6,8 triệu việc làm trong số đó.

Theo ông Christian Keller, sự chênh lệch lệch về tỷ lệ tiêm chủng ở các bang tại Mỹ là rào cản ảnh hưởng đến phát triển kinh tế. 

"Mặc dù tỷ lệ tiêm chủng cao so với mức trung bình nhưng các bang ở miền Nam và Trung Tây nước Mỹ vẫn có số ca mắc phải nhập viện và tử vong gia tăng đáng kể. Đây là mối đe dọa", ông Kelly khẳng định.

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Jerome Powell cho rằng, lạm phát gia tăng gần đây chỉ mang tính tạm thời, phần lớn là do việc mở cửa không đồng đều nền kinh tế toàn cầu và sự thắt chặt nguồn cung.

Mối quan tâm chung là tỷ lệ lây nhiễm và tử vong cao sẽ gây ra tình trạng kháng vaccine trong tương lai. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cũng đưa ra cảnh báo mối nguy hiểm của biến thể "Delta" và "Lambda" đang khiến cho diễn biến dịch bệnh trở nên phức tạp hơn trên thế giới.

Một số quốc gia đã bắt buộc phải áp dụng lại các biện pháp hạn chế sau khi nới lỏng do sự xuất hiện của các biến thể mới.

"Sự gia tăng số ca mắc mới do biến thể Delta đã ảnh hưởng đến niềm tin của người tiêu dùng hay nguồn cung lao động", ông Christian Keller nhấn mạnh.

Tuy nhiên, ông  Christian Keller cũng cho rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể giảm nhưng sẽ không thể chững lại hoàn toàn. Vì vậy, các nhà hoạch định chính sách nên lưu ý các rủi ro mới và xem xét các xu hướng kinh tế sẽ phải đối mặt trong tương lai.

Các nhà phân tích của ngân hàng JPMorgan Chase vào ngày 12/7 cũng đưa ra cảnh báo về các rủi ro mà thị trường cổ phiếu đang đối mặt.

 "Ngay cả khi áp dụng trở lại các hạn chế thì cũng sẽ không tác động mạnh đến thị trường chứng khoán bởi hiện tượng này đã liên tục lặp lại trong thời gian qua. Mặc dù vậy, tăng trưởng kinh tế vẫn được dự báo là giảm đáng kể so với trước khi xảy ra dịch bệnh", ông Mislav Matejka - người đứng đầu Chiến lược vốn chủ sở hữu châu Âu và toàn cầu cho biết.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ