(Tổ Quốc) - Chiều 13/6 Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện đã đăng đàn trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội.
- 31.05.2017 Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện: Quyết liệt chấn chỉnh tồn tại trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn
- 01.06.2017 Nhạc sĩ Phú Quang: Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện có tầm và có trách nhiệm
- 01.06.2017 Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện đã phản ứng tích cực, nghiêm khắc
- 03.06.2017 Thủ tướng hoan nghênh Bộ trưởng Bộ VHTTDL đã xử lý nghiêm
- 13.06.2017 Những hoạt đông nổi bật của ngành Văn hóa qua ảnh
- 12.06.2017 Trước phiên trả lời chất vấn của các Bộ trưởng
- 12.06.2017 Các “chính khách” chia sẻ quan điểm về ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch
- 12.06.2017 Nhiều sáng kiến của Bộ VHTTDL đã tạo nên đời sống văn hóa sôi động
- 12.06.2017 Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện: Phát huy nguồn nhân lực, xây dựng môi trường văn hóa xã hội lành mạnh
- 13.06.2017 Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Ngọc Thiện trả lời chất vấn trước Quốc hội
Nhiều vấn đề nóng trong lĩnh vực quản lý của ngành như cấp phép biểu diễn, quản lý lễ hội, thực hiện Luật Sở hữu Trí tuệ, thiếu thiết chế văn hóa tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, tình trạng xuống cấp đạo đức, bảo tồn nghệ thuật truyền thống… đã được các đại biểu quan tâm.
Nhận trách nhiệm về sai sót trong quản lý nghệ thuật biểu diễn
Trước câu hỏi về năng lực cán bộ trong lĩnh vực quản lý nghệ thuật biểu diễn, để xảy ra việc thu hồi 5 bài hát rồi lưu hành lại, sau đó lại cập nhật 324 bài hát được phổ biến rộng rãi vào phần mới cấp phép, Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện thẳng thắn thừa nhận, sự việc xảy ra vừa rồi trong lĩnh vực quản lý Nghệ thuật biểu diễn của Bộ là do năng lực cán bộ. “Những vấn đề này, chúng tôi đã nhận trách nhiệm và đề ra giải pháp, kiểm điểm trách nhiệm, thuyên chuyển công tác người đứng đầu. Ngoài ra, Bộ cũng đã rà soát, tìm ra nguyên nhân tại đâu để có giải pháp nâng cao năng lực, đào tạo nâng cao nghiệp vụ của cán bộ”- Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện cho biết.
Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện trả lời chất vấn của Quốc hội chiều 13/6 |
Đánh giá về trả lời của Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện trong vấn đề này, đại biểu Phạm Tất Thắng- Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho biết: “Tôi đánh giá cao và rất ủng hộ việc Bộ trưởng nhận trách nhiệm về mình ngay từ đầu phiên chất vấn. Có thể nói như cách đặt vấn đề của đại biểu thì trong thời gian vừa qua, Bộ VHTTDL có những vụ việc liên quan đến công tác quản lý của ngành gây bức xúc trong dư luận. Và đấy là trách nhiệm của Bộ trưởng với tư cách là người đứng đầu. Ngay tại đầu phiên chất vấn, Bộ trưởng đã nhận phần trách nhiệm với tư cách là người đứng đầu ngành nên tôi đánh giá rất cao.
Tuy nhiên, đại biểu Phạm Tất Thắng cũng bày tỏ mong muốn: Cái mà đại biểu quốc hội, nhân dân trông chờ là nhìn nhận thế nào, tìm ra lỗi cội nguồn là gì và qua đó phải tìm cách xử lý, tháo gỡ được tồn tại khó khăn của ngành và cuối cùng là phải quy được trách nhiệm cá nhân, tập thể có chức năng về mặt quản lý và chúng ta phải xử lý được những vụ việc đó. Qua vụ việc này, đến thời điểm này Bộ trưởng cần nhìn nhận công tác của ngành có gì được và chưa được và tìm ra nguyên nhân để có hướng xử lý trong thời gian tới.
Cố gắng để bảo tồn văn hóa truyền thống được nhiều hơn
Nhiều đại biểu cũng bày tỏ lo ngại về sự mai một của văn hóa nghệ thuật truyền thống và trách nhiệm của Bộ trong việc bảo tồn văn hóa, nghệ thuật truyền thống như thế nào? Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện khẳng định, nghệ thuật truyền thống là di sản văn hóa đặc sắc của dân tộc. Nghệ thuật truyền thống của Việt Nam rất phong phú, đa dạng từ Tuồng, Chèo, Cải lương, Quan họ… và Bộ VHTTDL xác định trách nhiệm bảo tồn của Bộ đối với vấn đề này là rất lớn.
Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện chỉ ra những khó khăn của nghệ thuật truyền thống |
Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng chỉ ra những khó khăn mà các loại hình nghệ thuật truyền thống đang phải đối mặt như: khán giả thì ít quan tâm, không có nhiều khán giả mua vé thưởng thức. Vì vậy, nguồn thu từ bán vé, và nguồn thu khác với loại hình này hiện nay rất thấp, đời sống nghệ sĩ hiện khó khăn. Trước thực trạng này, Bộ VHTTDL đã có chủ trương làm thế nào để giới thiệu quảng bá loại hình này trên cả nước để đưa nghệ thuật truyền thống đến cả nước.
“Bộ đã tổ chức đưa các vở diễn hay nhất của các loại hình nghệ thuật truyền thống ra Nhà hát Lớn biểu diễn để phục vụ khán giả. Với mong muốn quảng bá, giới thiệu loại hình văn hóa truyền thống này đến nhân dân, để khán giả dần quan tâm trở lại và bước đầu khán giả đã đến rất đông, đây là điều rất mừng. Kết quả bước đầu mới như vậy nhưng chúng tôi đang hết sức cố gắng làm từng bước để bảo tồn nghệ thuật truyền thống”. Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện khẳng định.
Bộ trưởng cũng chia sẻ, việc bảo tồn này cần có sự chung tay của các địa phương, vì mỗi tỉnh, thành đều có các nhà hát ở địa phương. Cách làm này cần được các địa phương ủng hộ.
Đại biểu Nguyễn Huy Thái- Bạc Liêu cho rằng, giải pháp tổ chức các chương trình nghệ thuật ở Nhà hát Lớn là đúng nhưng chưa đủ. Đại biểu bày tỏ sự lo ngại trước sự mai một, không gìn giữ được văn hóa gốc của nghệ thuật truyền thống trước sự tác động của yếu tố thị trường.
Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện bày tỏ, cần đưa văn hóa truyền thống ra Nhà hát tầm quốc gia là để giới thiệu đến công chúng cả nước và du khách quốc tế. Còn với việc bảo tồn văn hóa truyền thống, ở các huyện xã, thôn bản đều có đội văn nghệ với sự tham gia tích cực của các nghệ nhân. Do vậy, việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống vẫn đang được thực hiện. Bộ trưởng mong muốn có sự vào cuộc tích cực của các địa phương và có sự đầu tư thích đáng cho văn hóa truyền thống dân tộc./.
Bài: Hồng Hà, ảnh: Minh Khánh