(Tổ Quốc) - Nga đang đặt cược lớn vào các dự án dầu khí ngoài khơi Bắc cực và trên bờ ở Siberia để bù đắp sự sụt giảm sản lượng dầu tại các mỏ khai thác lâu năm, đồng thời nhắm tới mục tiêu trở thành nhà thống trị sản xuất khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) thống trị trên toàn thế giới.
Tuy nhiên các công ty dầu khí lớn của Nga đã bị cấm tiếp cận với vốn phương Tây - điều họ cần để hợp tác với các công ty dầu mỏ của Hoa Kỳ và châu Âu trong việc thăm dò và phát triển tài nguyên trong môi trường khắc nghiệt. Các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ và EU đối với ngành dầu khí Nga, lần đầu tiên được áp dụng vào năm 2014, đã đẩy các siêu cường thế giới khỏi các dự án đầy tham vọng ở Bắc Cực và các khu vực khai thác đá phiến ở Siberia.
Nga gặp khó từ trừng phạt Mỹ
Các công ty Nga không còn đối tác công nghệ cần thiết để thăm dò, khoan tìm và có khả năng sản xuất, xử lý các nguồn tài nguyên dầu khí khó khai thác.
Đối với những nơi như Bắc cực và đá phiến ở Siberia, nơi không chỉ là cuộc thăm dò, khoan thử đầy khó khăn và đắt tiền, mà khi bắt đầu đẩy mạnh khai thác, nó còn có thể có vai trò tác động đến giá dầu, hiện đang thấp ở mức 60 USD/thùng.
Các biện pháp trừng phạt của phương Tây cũng đang khiến các dự án tại đây bị đình trệ trong bối cảnh các công ty dầu mỏ quốc tế lo ngại sự hạn chế tiếp cận và không muốn bắt tay với Nga tại những nơi đầy thách thức này.
Năm năm trước, Hoa Kỳ áp đặt lệnh trừng phạt cấm mọi sự hợp tác với các công ty năng lượng lớn của Nga, gồm Gazprom, Gazprom Neft, Lukoil, Surgutneftegas và Rosneft, trong các dự án nước sâu, ngoài khơi Bắc cực hoặc đá phiến của Nga với. Đây là những công ty năng lượng lớn nhất ở Nga và sau khi bị trừng phạt, họ không có khả năng tiếp cận vốn tại các ngân hàng phương Tây để phát triển các dự án như vậy.
Mặc dù các công ty Nga vẫn tuyên bố hạ thấp tác động từ lệnh trừng phạt của Mỹ đối với kế hoạch phát triển và tiếp cận tài chính, công nghệ nước ngoài của họ và mặc dù các công ty trong nước của Nga cũng đang tập trung phát triển các giải pháp công nghệ nội bộ để thay thế công nghệ có nguồn gốc nước ngoài, thì các nhà phân tích tin rằng việc nội địa hóa 100% công nghệ trong các dự án đầy thách thức tại vùng Cực hay Siberia có thể sẽ mất nhiều năm.
"Mặc dù các nhà sản xuất dầu trong nước đang theo đuổi chiến lược thay thế nhập khẩu thông qua các trung tâm nghiên cứu và phát triển nội bộ, việc phát triển các công nghệ khả thi về mặt thương mại và sản xuất đầy đủ các thiết bị cần thiết có thể sẽ mất nhiều năm", ông Artem Frolov, phó chủ tịch Moody tại Moscow, gần đây chia sẻ với tờ Financial Times.
Các lệnh trừng phạt từ phương Tây đặc biệt nhắm vào một số loại dự án. Trong các dự án không bị trừng phạt, các công ty Nga vẫn tiếp tục hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ dầu mỏ hàng đầu thế giới như Schlumberger.
Cơ hội và thách thức từ Bắc Cực và Siberia
Nhưng một số dự án đá phiến lớn ở ngoài khơi Bắc Cực và Siberia chưa gặt hái được nhiều thành công vì các lệnh trừng phạt bồi thêm vào việc giá dầu và khí đốt thấp, điều khiến họ chưa có đủ nhiều tiền để tập trung phát triển các dự án tốn kém này.
Ngay sau lệnh trừng phạt ban đầu vào năm 2014, Công ty dầu khí Gazprom Neft của Gazprom nói rằng Shell đã đình chỉ hoạt động trong một dự án chung phát triển lớp đá phiến Bazhenov ở Tây Siberia. Mặc dù thực tế là Bazhenov có tiềm năng lớn, các công ty Nga đã đạt được rất ít tiến bộ trong việc phát triển tài nguyên đá phiến ở đây vì các lệnh trừng phạt và giá dầu thấp đã cản trở các dự án đá phiến, theo Cơ quan thông tin năng lượng EIA.
Vào năm 2015, Mỹ đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với dự án Yuzhno-Kirinskoye ở Biển Okshotsk, vì mỏ này được báo cáo là có trữ lượng dầu đáng kể, bên cạnh trữ lượng khí đáng kể. Hai năm sau, chủ sở hữu Gazprom đang tìm cách đẩy mạnh phát triển tiềm năng thương mại của mỏ này trong giai đoạn 2021-2023.
Tập đoàn Total của Pháp vào năm 2015 đã rút khỏi Shtokmanovskoye - mỏ khí ở Biển Barents, gần Bắc Cực. Điều này khiến Gazprom phải tìm cách phát triển nguồn tài nguyên khổng lồ ở ngoài khơi Bắc Cực.
Cơ quan tài nguyên thiên nhiên Nga năm ngoái cho biết các lệnh trừng phạt đã ảnh hưởng đến sự phát triển các dự án khí đốt tự nhiên. Trong một báo cáo về sự phát triển dầu khí Nga năm 2016-2017, có quan này cho biết, các biện pháp trừng phạt đối với các công ty dầu khí của Nga đã hạn chế dòng vốn đầu tư nước ngoài, công nghệ mới và thiết bị cho ngành – điều làm phức tạp sự phát triển của các dự án mới ở Nga, đặc biệt là ở các khu vực ngoài khơi và các khu vực tài nguyên khó khai thác.
Bắc Cực là chìa khóa cho tham vọng của Nga trở thành nhà lãnh đạo phát triển khí đốt LNG toàn cầu, trong khi các nguồn dầu mỏ và tài nguyên mới cũng cần được phát triển nếu Nga muốn thay thế các mỏ đang sắp cạn và tránh đẩy sản xuất dầu lên cao điểm vào đầu năm 2021.