• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Bước ngoặt ngoại giao Mỹ với châu Á trước căng thẳng Triều Tiên

Thế giới 16/03/2021 19:53

(Tổ Quốc) - Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đang có chuyến công du Nhật Bản và Hàn Quốc nhằm định hình chính sách của Mỹ tại châu Á.

Hãng Reuters dẫn tin, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 16/3 đã kêu gọi sự hợp tác kinh tế và an ninh với Nhật Bản trong bối cảnh ông và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đang thực hiện chuyến công du nước ngoài đầu tiên nhằm thúc đẩy liên minh châu Á.

Bước ngoặt ngoại giao Mỹ với châu Á trước căng thẳng Triều Tiên - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: Reuters

Chuyến thăm của hai Bộ trưởng Mỹ tại Nhật Bản và Hàn Quốc diễn ra sau Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến của các nhà lãnh đạo Mỹ, Nhật Bản, Australia và Ấn Độ vào tuần trước (hay còn gọi là  liên minh QUAD).

Washington cũng đã nhắc đến cuộc họp trực tuyến của liên minh QUAD (hay còn gọi là Bộ tứ kim cương) cùng với hàng loạt các vấn đề trong chương trình nghị sự, bao gồm tự do hàng hải, an ninh chuỗi cung ứng chất bán dẫn, thách thức hạt nhân Triều Tiên và vấn đề chính biến Myanmar.

"Chúng tôi thực sự muốn tái khẳng định liên minh là nền tảng của hòa bình, an ninh và thịnh vượng", ông Bilinken nói trong bài phát biểu trước các nhân viên đại sứ quán Mỹ tại Tokyo.

"Mối quan hệ kinh tế giữa Mỹ và Nhật Bản vẫn là một trong những mối quan hệ bền chặt nhất trên thế giới", ông Blinken nói với nhóm các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Nhật Bản.

Trong cuộc họp, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken bày tỏ mong muốn hợp tác với Nhật Bản và các đồng minh để tiến tới phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.  Ông Blinken nhấn mạnh Tokyo và Washington đã chia sẻ cam kết hướng tới dân chủ, nhân quyền và quy tắc luật lệ đồng thời khẳng định hai nước đang đứng trước các thách trong nhiều lĩnh vực trong khu vực.

 Các cuộc hội đàm cũng nhắc đến các khía cạnh khác trong thượng đỉnh Quad,  bao gồm cam kết tăng cường nguồn cung vaccine phòng Covid-19 tại châu Á, vấn đề Triều Tiên và vấn đề biến đổi khí hậu.

Trong khi đó, hãng Reuters đưa tin, Triều Tiên đã thể hiện động thái cứng rắn sau khi Nhà Trắng cho biết Bình Nhưỡng từ chối nỗ lực tham gia đối thoại.

"Bình Nhưỡng cũng cảnh báo chính quyền Mỹ nên thận trọng nếu nước này muốn hòa bình", truyền thông Triều Tiên báo cáo vào ngày 15/3.

Vấn đề Triều Tiên

Bà Kim Yo Jong, em gái nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un, cảnh báo chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden không nên "gây rối" nếu muốn hòa bình và ổn định. Động thái này diễn ra sau khi Nhà Trắng lên tiếng Triều Tiên đã nhiều lần từ chối nỗ lực kết nối đối thoại của Washington.

Cảnh báo này diễn ra sau khi Mỹ và Hàn Quốc đã nối lại cuộc diễn tập quân sự.

Vào sáng ngày 16/3, Thư ký Nhà Trắng Jen Psaki đã nói với báo chí rằng chính quyền Mỹ đã cố gắng duy trì liên lạc với Triều Tiên trong nhiều kênh nhưng chưa có bất kỳ phản ứng nào của nước này.

"Ngoại giao là mục tiêu của chúng tôi nhằm giảm đi các rủi ro leo thang căng thẳng. Tuy nhiên, đến hiệu tại, chúng tôi vẫn chưa hề nhận được phản hồi từ phía Triều Tiên", bà Psaki nhấn mạnh.

Theo giới chuyên gia, các phản ứng từ thông điệp của bà Kim Yo Jong ngầm chỉ định Bình Nhưỡng từ chối các nỗ lực ngoại giao trong thời điểm hiện tại vì một số lý do liên quan đến dịch bệnh cũng như xem xét lại chính sách Triều Tiên của chính quyền ông Biden và các cuộc họp đang diễn ra trong khu vực.

"Phi hạt nhân hóa không phải khởi đầu, ông Vipin Narang – Phó Giáo sư khoa học chính trị tại Viện Công nghệ Masachusetts cho biết đồng thời khẳng định Bình Nhưỡng sẽ không bao giờ chấp nhận điều đó.

Theo hãng CNN, Triều Tiên sẽ nhìn thấy một số lý do để không thể tiến tới quá trình phi hạt nhân hóa trong lịch sử gần đây bao gồm các vấn đề xảy ra ở Iraq, Libya và Iran.

Ông Frank Aum, chuyên gia cao cấp về Triều Tiên tại Viện Hòa bình Mỹ lưu ý mục tiêu hướng tới phi hạt nhân hóa bán đào Triều Tiên là cách thể hiện tốt và là mục tiêu lâu dài. Tuy nhiên, cách thể hiện như thế nào mới là vấn đề quan trọng.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong un vẫn theo dõi sát sao chuyến thăm của Ngoại trưởng Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Austin tại Nhật Bản và Hàn Quốc trong tuần này. Theo CNN, vấn đề Triều Tiên chắc chắn sẽ là chủ đề quan trọng trong các cuộc hộp của các bộ trưởng hai nước.

"Động thái từ chối của Triều Tiên có thể hiểu rằng Bình Nhưỡng muốn tham gia cuộc họp với Mỹ ở cấp độ cao hơn và hình thức khác so với những gì đã diễn ra trước đó dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump", ông Anthony Ruggiero – cựu quan chức Hội đồng An ninh quốc gia cho biết.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ