(Tổ Quốc) - Các chuyên gia Hàn Quốc tính toán khả năng các thay đổi trong chương trình hạt nhân tại thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai.
Các nhà phân tích tại Hàn Quốc đánh giá khả năng thấp rằng Mỹ chỉ tìm cách tránh cuộc tấn công hạt nhân trực tiếp từ Triều Tiên trong đàm phán thượng đỉnh lần này.
Ảnh minh họa. Nguồn:EPA-EFE
Điều đó có nghĩa Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ không vội vã tiến tới phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Tổng thống Trump từng nói rằng thượng đỉnh lần hai với nhà lãnh đạo Kim Jong-un sẽ đánh dấu thành công đầu tiên. Hai nhà lãnh đạo đã cam kết thúc đẩy phi hạt nhân hóa hoàn toàn tại bán đảo Triều Tiên.
"Tôi không muốn quá vội vàng. Chúng tôi không muốn thử", Tổng thống Trump nói tại Nhà Trắng vào ngày 15/2.
Tổng thống Trump cũng nhắc lại rằng Mỹ sẽ không nới lỏng trừng phạt. Các quan chức khác, bao gồm Đại diện đặc biệt về Triều Tiên – ông Stephen Biegun cũng khẳng định, phi hạt nhân hóa hoàn toàn là điều kiện tiên quyết cho việc nới lỏng các trừng phạt.
Các tín hiệu của Tổng thống Trump bày tỏ lo lắng rằng thượng đỉnh lần hai sẽ tập trung vào việc giải giáp tên lửa đạn đạo liên lục địa của Triều Tiên, có thể tấn công Mỹ mà không phải là định hướng phi hạt nhân hóa hoàn toàn.
Chính quyền Tổng thống Trump tin tưởng rằng, ngoại giao với Triều Tiên đã đạt được tiến trình giảm căng thẳng trong bối cảnh Bình Nhưỡng không thực hiện bất kỳ vụ thử tên lửa và hạt nhân mới nào trong năm ngoái. Tính trong thời gian 2011 – 2017, Triều Tiên đã phóng hơn 90 tên lửa và thực hiện 4 vụ thử vũ khí hạt nhân.
"Như tôi dự đoán trước đây, điều này rõ ràng Tổng thống Trump không phải là không quan tâm rằng Triều Tiên giải giáp vũ khí. Câu hỏi đặt ra là điều chính quyền Tổng thống Mỹ sẽ làm", phó giáo sư Vipin Narang tại Viện công nghệ Massachusetts cho biết.
"Chương trình nghị sự chính cho thượng đỉnh Mỹ - Triều lần hai không chỉ dừng lại ở các vụ phóng tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên mà chính là quá trình giải giáp vũ khí tại khu thử hạt nhân Yongbyon. Đây là nền tảng cho chương trình hạt nhân của Triều Tiên và các biện pháp bổ sung từ Mỹ", Tiến sĩ Cheong Seong-chang, phó Chủ tịch kế hoạch nghiên cứu tại Viện Sejong cho biết.
Nói tại Đại học Stanford vào ngày 31/1, ông Stephen Biegun cho biết, Mỹ hi vọng thúc đẩy song song cùng với Triều Tiên nhằm thực hiện các cam kết hai nhà lãnh đạo đã bàn bạc tại Singpore vào năm ngoái, bao gồm phi hạt nhân hóa, cải thiện quan hệ hai nước và xây dựng hòa bình lâu dài tại bán đảo Triều Tiên.