(Tổ Quốc)- Phó Thủ tướng giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có văn bản hướng dẫn các cơ sở đào tạo đại học du lịch phối hợp với doanh nghiệp du lịch tổ chức đào tạo văn bằng thứ hai về du lịch.
- 09.10.2017 Khám phá PhnomPenh: Thủ đô của những “chuyên cơ” Tuk Tuk
- 09.10.2017 Khách quốc tế đến Đà Nẵng tăng mạnh
- 10.10.2017 “Săn ảnh” bất thành, du khách Trung Quốc hứng án phạt hàng chục nghìn USD
- 09.10.2017 Ngôi nhà container như ‘sao nổ’ giữa sa mạc California
- 10.10.2017 Chính phủ đề ra 8 nhiệm vụ tại Chương trình Hành động thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TƯ
Đây là nội dung Thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại buổi làm việc với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về tình hình đào tạo nhân lực du lịch.
(Ảnh minh họa: Báo Văn hóa) |
Cụ thể, về đào tạo văn bằng thứ hai về du lịch, Phó Thủ tướng yêu cầu cần thu hút các nhà khoa học, các nhà quản lý có trình độ, các doanh nhân, nghệ nhân, chuyên gia, công nhân kỹ thuật có tay nghề bậc cao, đủ điều kiện tham gia đào tạo và được tính tỷ lệ phù hợp với hệ số giáo viên, giảng viên cơ hữu trong xác định chỉ tiêu tuyển sinh; tạo điều kiện cho các trường được mở lớp tại cơ sở liên kết đào tạo. Ngoài ra, sinh viên học văn bằng thứ hai được công nhận kết quả học tập đối với các môn học, học phần trong chương trình đào tạo văn bằng thứ nhất đã tích lũy. Các cơ sở đào tạo, công nhận tín chỉ lẫn nhau trong đào tạo văn bằng thứ hai các ngành về du lịch.
Về đào tạo du lịch trình độ cao đẳng, trung cấp, Phó Thủ tướng giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có văn bản hướng dẫn các cơ sở đào tạo du lịch trình độ cao đẳng, trung cấp tăng cường liên kết với các doanh nghiệp du lịch để tổ chức đào tạo các ngành, nghề đáp ứng nhu cầu thực tiễn; khuyến khích các cơ sở đào tạo du lịch thành lập cơ sở dịch vụ phù hợp ngành nghề đào tạo để người học có điều kiện thực hành, nâng cao năng lực nghề; các doanh nghiệp được phép tiếp nhận cơ sở đào tạo hoặc thành lập cơ sở đào tạo trực thuộc.
Đối với việc mở mã ngành cấp IV đào tạo đại học, sau đại học lĩnh vực du lịch, Phó Thủ tướng giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ sở đào tạo du lịch, Hiệp hội du lịch Việt Nam thống nhất về các ngành, chuyên ngành đào tạo ở từng trình độ gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo tổng hợp, bổ sung hoàn thiện Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV để ban hành theo thẩm quyền.
Phó Thủ tướng giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục xây dựng, hoàn thiện các bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia trong lĩnh vực du lịch, gửi Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội thẩm định và ban hành trong Quý II/2018.
Phó Thủ tướng cũng hoan nghênh Hiệp hội du lịch Việt Nam thời gian qua đã tích cực tham gia vào công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực du lịch. Thời gian tới, đề nghị Hiệp hội tiếp tục nghiên cứu hình thức phối hợp giữa doanh nghiệp với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước tham gia đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức theo địa chỉ và đào tạo kiến thức quản lý du lịch, nghề du lịch cho doanh nghiệp vừa và nhỏ vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó chú trọng đào tạo kỹ năng cho người dân tham gia làm du lịch cộng đồng.
Trước đó, trao đổi với Báo điện tử Tổ Quốc, ông Vũ Thế Bình cho biết, trong thời gian tới, Hiệp hội Du lịch Việt Nam sẽ đi đầu trong việc tạo ra mối liên kết giữa DN và Nhà trường, trong đó sẽ tổ chức việc đào tạo văn bằng hai cho những cử nhân đã tốt nghiệp ĐH nhưng chưa có việc làm và có nguyện vọng làm việc trong ngành Du lịch. “Việc đào tạo này sẽ có sự phối hợp giữa DN du lịch và nhà trường, lấy thực hành làm chính nhằm đào tạo ra các chuyên gia du lịch vừa có chuyên môn cao vừa có nghề. Chủ trương Hiệp hội là lấy DN làm gốc, khuyến khích DN tổ chức các khóa đào tạo, thậm chí mở các trung tâm đào tạo để gắn học viên với cơ sở sử dụng họ. Đó cũng là hướng mà thế giới đang làm”- ông Bình cho biết./.