(Tổ Quốc) - Dinh dưỡng là yếu tố môi trường quan trọng đối với sức khỏe, thể lực và trí tuệ của con người. Trong đó, 1.000 ngày đầu đời là thời gian bản lề duy nhất tạo nền móng tối ưu cho sự tăng trưởng, phát triển trí não, miễn dịch và nâng cao sức khỏe trong suốt cuộc đời.
- 06.04.2019 Cần đảm bảo tốt về vấn đề chăm sóc sức khỏe dinh dưỡng cho học sinh bên cạnh công tác dạy học
- 02.11.2018 Cẩn thận với loại quả giòn ngon giàu dinh dưỡng này, đã có nhiều người bị tắc ruột chỉ vì ăn không đúng cách
- 28.11.2017 ĐH Đông Á Đà Nẵng chính thức tuyển sinh và đào tạo cử nhân dinh dưỡng từ 2018
- 17.02.2017 Việt Nam tiến tới loại bỏ tình trạng suy dinh dưỡng vào năm 2030
- 25.06.2015 Tọa đàm “Các giá trị cốt lõi và thách thức của các loại hình gia đình đương đại Việt Nam”
Ngày 22/5, tại Đà Nẵng, Hội dinh dưỡng Việt Nam phối hợp trường Đại học Đông Á Đà Nẵng tổ chức Hội nghị khoa học dinh dưỡng và Lễ phát động tháng dinh dưỡng 2019 với chủ đề "Cải thiện dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời vì tầm vóc Việt".
8 báo cáo chuyên đề trình bày tại Hội nghị là những phân tích vừa tổng quan vừa cụ thể đến từ các chuyên gia thuộc Viện dinh dưỡng quốc gia, Hội dinh dưỡng Việt Nam, các chi hội dinh dưỡng, các nhà nghiên cứu và khoa Dinh dưỡng Đại học Đông Á. Đó là các chuyên đề thiết thực về Thực trạng và giải pháp cải thiện dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời; Hiệu quả bổ sung thực phẩm cho phụ nữ trước và trong khi có thai tới dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ sơ sinh; Chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ nhỏ; Thực trạng và định hướng đào tạo Dinh dưỡng tại Việt Nam.
Phát động Tháng dinh dưỡng 2019, GS.TS.BS Lê Thị Hợp – Chủ tịch Hội dinh dưỡng Việt Nam nhấn mạnh, dinh dưỡng là yếu tố môi trường quan trọng đối với sức khỏe, thể lực và trí tuệ của con người. Trong đó, 1.000 ngày đầu đời là thời gian bản lề duy nhất tạo nền móng tối ưu cho sự tăng trưởng, phát triển trí não, miễn dịch và nâng cao sức khỏe trong suốt cuộc đời.
Các chuyên gia thuộc Viện dinh dưỡng quốc gia, Hội dinh dưỡng Việt Nam, các chi hội dinh dưỡng, các nhà nghiên cứu và khoa Dinh dưỡng Đại học Đông Á...tại hội nghị khoa học.
Tại hội nghị, ThS. Lương Minh Sâm – Phó Hiệu trưởng ĐH Đông Á chia sẻ, câu chuyện về dinh dưỡng tại Việt Nam đến nay vẫn còn chưa được chú trọng đúng mức, trong khi đó tại các nước phát triển, cụ thể là Nhật Bản, dinh dưỡng được đầu tư thành hệ thống quy chuẩn, người Nhật cải thiện tầm vóc và tuổi thọ đáng kể trong nhiều thập kỷ qua.
Việc đào tạo cán bộ dinh dưỡng ở trình độ đại học chính vì thế vẫn còn "nhỏ giọt", chưa đáp ứng nhu cầu nguồn lực ngành này trong nước cũng như tại các nước. Đau đáu với cải thiện tầm vóc Việt thông qua dinh dưỡng, ngành Dinh dưỡng được đào tạo tại ĐH Đông Á từ năm 2018, trong đó chú trọng hướng hợp tác với các tập đoàn Nhật Bản như JP Holdings trong liên kết chương trình đào tạo và trải nghiệm công việc thực tế tại Nhật cho từ 30 sinh viên/năm để sinh viên tiếp cận kỹ thuật và phương pháp chăm sóc dinh dưỡng tiên tiến của Nhật, đóng góp hiệu quả công tác về dinh dưỡng trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng ở Việt Nam và các nước.
Theo PGS.TS.BS Nguyễn Đỗ Huy – Viện Dinh dưỡng quốc gia, Dinh dưỡng là một nghề không thể thiếu ở các nước phát triển cũng như các nước trong khu vực Đông Nam Á. Nhu cầu cán bộ dinh dưỡng tăng lên hàng năm do nhận thức về vai trò dinh dưỡng trong phòng và điều trị các bệnh mãn tính và tăng tỉ lệ người già ở các nước trên thế giới. Việt Nam đang thiếu nguồn lực được đào tạo ở trình độ đại học về dinh dưỡng và ATVSTP làm việc tại các bệnh viện nói riêng và trong ngành y tế nói chung để góp phần tăng tỉ lệ tiêu chuẩn về cán bộ dinh dưỡng/100.000 dân.
PGS.TS.BS Nguyễn Đỗ Huy – Viện Dinh dưỡng quốc gia chia sẻ tại hội nghị.
Trong phần trình bày về "Dinh dưỡng hợp lý trong 1.000 ngày vàng với thể lực, trí tuệ và sức khỏe của con người", nhóm tác giả đến từ Viện Dinh dưỡng quốc gia và Hội Dinh dưỡng Việt Nam nêu ra những thách thức về dinh dưỡng trên thế giới và Việt Nam.
Theo đó, thách thức về dinh dưỡng mà toàn cầu phải đương đầu ở thế kỷ 21 là suy dinh dưỡng và thừa cân, béo phì với khoảng 101 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị nhẹ cân, 165 triệu trẻ bị còi cọc (dữ liệu WHO năm 2011), 41 triệu trẻ em dưới 5 tuổi thừa cân hoặc béo phì (dữ liệu WHO năm 2014).
Việt Nam đang phải đối mặt với gánh nặng kép về dinh dưỡng khi phải đương đầu không chỉ với suy dinh dưỡng (đặc biệt là thấp còi) mà còn với thừa cân và béo phì. Báo cáo của Viện dinh dưỡng quốc gia Việt Nam năm 2015, tỉ lệ thừa cân ở trẻ dưới 5 tuổi là 5,3%, tỉ lệ béo phì là 1,7%.
Đồng thời, nhóm nghiên cứu cũng nhận định, dinh dưỡng hợp lý trong 1.000 ngày vàng có thể giúp cứu được khoảng 1 triệu trẻ em mỗi năm; giảm đáng kể nhân lực và chi phí chữa trị các bệnh như lao, sốt rét và HIV/AIDS; giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính không lây khi trưởng thành; cải thiện năng lực học tập và kiếm sống của mỗi người; tăng tổng sản phẩm quốc nội của mỗi quốc gia từ 2-3% mỗi năm.
Tham luận Thực trạng và giải pháp cải thiện dinh dưỡng trẻ nhỏ tại TP. Hồ Chí Minh, BSCKII Đỗ Thị Ngọc Diệp – Phó CT Hội Dinh dưỡng Việt Nam cho biết, bằng các giải pháp can thiệp dinh dưỡng tập trung vào 1.000 ngày đầu đời cả cộng đồng lẫn trong bệnh viện, đào tạo nâng cao năng lực mạng lưới cán bộ dinh dưỡng, phối hợp các chuyên khoa sản – nhi với vai trò chủ lực của đơn vị chuyên mô về dinh dưỡng tiết chế, đầu tư nguồn lực của chính quyền thành phố và sự tham gia của cộng đồng, tình trạng dinh dưỡng của trẻ em TP. HCM có nhiều cải thiện rõ rệt liên tục và bền vững trong 10 năm gần đây về tầm vóc, thể lực, các rối loạn dinh dưỡng.