• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Cán cân sức mạnh quân sự Mỹ - Trung "rõ nét" ngay tại Singapore

Thế giới 10/12/2019 13:03

(Tổ Quốc) - Washington coi việc cho phép Singapore tiếp cận Guam là động thái gia tăng niềm tin nơi đồng minh trong bối cảnh gia tăng sự cạnh tranh với Trung Quốc về mặt quân sự tại Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Các chuyên gia cho biết, hiệp ước quốc phòng mới của Singapore với Hoa Kỳ - cho phép họ thiết lập một trung tâm huấn luyện máy bay chiến đấu ở đảo Guam - là một cái gật đầu về tăng cường mối quan hệ quân sự giữa các nước. Giới phân tích cũng cho rằng đây là cách đảo quốc này cho Washington thấy sự gắn kết của họ dù gần đây có tăng cường hợp tác với Bắc Kinh.

Giữ vững quan hệ đồng minh với Mỹ

Faizal Abdul Rahman, một nhà nghiên cứu tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam của Singapore, cho biết, Singapore luôn là một người bạn thân thiết của Mỹ. Ông cũng chỉ ra sự đóng góp của nước này trong các hoạt động do Hoa Kỳ lãnh đạo ở Afghanistan và liên minh toàn cầu chống lại nhóm chiến binh Nhà nước Hồi giáo (IS).

Ông nói: "đây chỉ là sự tiếp nối của mối quan hệ đối tác và hoạt động chiến lược" và nó cũng thể hiện "ý nghĩa hợp lí" mà đảo Guam được chọn, khi Singapore mua và sử dụng công nghệ quân sự của Mỹ.

Cán cân sức mạnh quân sự Mỹ - Trung "rõ nét" ngay tại Singapore - Ảnh 1.

Singapore muốn phần nào quan hệ với hai nước lớn. Ảnh: AP.

Bộ trưởng Quốc phòng Singapore Ng Eng Hen và người đồng cấp Mỹ Mark Esper vào ngày 7 tháng 12 đã ký một thỏa thuận cho phép Không quân Cộng hòa Singapore (RSAF) triển khai các khí tài như máy bay chiến đấu F-15SG và F-16 của họ đến căn cứ không quân Anderson tại Guam.

Hiệp ước này đã theo sát một thỏa thuận năm 1990 giữa Mỹ và Singapore, theo đó, cho phép các lực lượng Mỹ tiếp cận với căn cứ hải quân và không quân của Singapore.

"Không gian đào tạo rộng lớn ở đảo Guam sẽ cho phép RSAF tiến hành đào tạo thực tế, trau dồi khả năng và sự sẵn sàng của họ", Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Singapore cho biết trong một tuyên bố.

Những hoạt động này cũng cho phép "việc tái triển khai nhanh khí tài" quay về Singapore khi cần thiết và đáp ứng yêu cầu duy trì khả năng sẵn sàng hoạt động của không quân Singapore, Bộ Quốc phòng Singapore MINDEF cho biết thêm.

Nằm ở Tây Thái Bình Dương, đảo Guam sẽ tạo cơ hội đào tạo thực tế hơn trong môi trường hàng hải, Brian Harding, cựu quan chức Lầu Năm Góc, người chuyên về quan hệ quốc phòng giữa Mỹ với Singapore trong thời gian chính quyền Obama cho hay.

Vị trí địa lý của Singapore có nghĩa là họ cần các địa điểm ở nước ngoài để đào tạo và Hoa Kỳ đã rất hân hạnh trong những năm qua về việc tạo điều kiện (giúp Singapore-pv) tiếp cận với các quy mô đào tạo của Hoa Kỳ để giúp thúc đẩy các thỏa thuận và làm sâu sắc thêm quan hệ song phương, ông Harding, hiện là phó giám đốc Chương trình Đông Nam Á tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế CSIS ở Washington.

John C. Rood, thứ trưởng về chính sách quốc phòng của Mỹ, tuần trước đã phát biểu với một ủy ban Thượng viện rằng Washington đang tìm cách tăng cường mối quan hệ quân sự với một số quốc gia trong khu vực.

Không có quốc gia nào ở Đông Nam Á làm nhiều hơn Singapore trong việc cho phép sự hiện diện của Hoa Kỳ ở Ấn Độ-Thái Bình Dương, ông Rood nói và cho biết thêm hơn 100 tàu chiến Mỹ và từ 800 - 1.000 máy bay quân sự của Mỹ đi qua đảo quốc Sư tử mỗi năm.

Cán cân Mỹ - Trung

Giờ đây, Washington coi Ấn Độ-Thái Bình Dương là một khu vực ưu tiên vì sự cạnh tranh quân sự ngày càng tăng với Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper cho biết tại Diễn đàn Quốc phòng Reagan lần thứ bảy.

Ông nói rằng ông đang xem xét việc bố trí lại quân đội từ Afghanistan và các khu vực khác để cạnh tranh với người Trung Quốc, để trấn an các đồng minh của chúng tôi và tiến hành tập trận và huấn luyện.

Ông Esper và người đồng cấp Singapore Ng đã ký hiệp ước bên lề diễn đàn ở Thung lũng Simi, California.

Guam sẽ là đơn vị thứ bảy ở nước ngoài của Singapore. Họ cũng có hai biệt đội ở cả Arizona và Australia, và một ở Idaho và Pháp.

Collin Koh, một chuyên gia tại Viện nghiên cứu chiến lược và quốc phòng Singapore, cho biết có nhiều lý do cho hiệp ước mới này.

Ông cho biết, đảo Guam là "một điểm trung gian rất thuận tiện cho các chuyến bay từ Singapore đến Mỹ và những điểm dừng chân như vậy có thể hữu ích vì lý do kỹ thuật cũng như cơ hội đào tạo.

Trong khi Harding cho biết ông tin rằng thỏa thuận này "chắc chắn sẽ làm Bắc Kinh nhướn mày" thì chuyên gia Koh lại nói rằng quốc đảo này vào tháng 10 đã ký một thỏa thuận quốc phòng nâng cấp với Trung Quốc, theo đó, sẽ mở rộng các cuộc tập trận quân sự song phương và đối thoại với Quân đội Trung Quốc.

Ông nói rằng thỏa thuận về đảo Guam là sự bảo đảm rằng Singapore vẫn phần nào gắn kết với Mỹ và Singapore cũng muốn chứng minh rằng họ tiếp tục ủng hộ cam kết an ninh hiện tại của Hoa Kỳ đối với khu vực và báo hiệu về một cam kết đối với mối quan hệ song phương.

Nhưng đồng thời, thỏa thuận với Trung Quốc cũng cho phép Singapore thuyết phục các nhà lãnh đạo Trung Quốc rằng hoạt động trên của họ không phải là một phần trong kế hoạch ngăn chặn Trung Quốc do người Mỹ dẫn đầu, ông Koh nói.

Còn chuyên gia Faizal của Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam cho biết trong khi Singapore cần đảm bảo sự hiện diện của Hoa Kỳ trong khu vực, thì lợi ích lâu dài của quốc đảo này cũng là xây dựng sức mạnh kinh tế bằng cách tận dụng thị trường quan trọng của Trung Quốc.

Koh nói thêm rằng trong khi Trung Quốc từ lâu đã đánh giá Singapore – có mối quan hệ chặt chẽ với Washington - ở một mức độ thận trọng nào đó, thì Trung Quốc hiện cho rằng không có cách nào để đảo ngược mối quan hệ quốc phòng và an ninh lâu dài giữa Mỹ và Singapore.

Thay vào đó, những gì Trung Quốc đang cố gắng làm là khuyến khích Singapore tăng cường các cam kết quốc phòng với Bắc Kinh, ông nói.

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ