• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Căng thẳng châu Âu "dè chừng" với Thổ Nhĩ Kỳ và Nga

Thế giới 28/08/2020 17:26

(Tổ Quốc) - Theo Washington Post, trong khi khủng hoảng ở Belarus đang làm dấy lên lo ngại về sự can thiệp vũ trang của Nga thì các căng thẳng ở đông Địa Trung Hải khiến cho Thổ Nhĩ Kỳ gồng mình đối phó với các thách thức từ Hy Lạp, Cyprus và Pháp.

Theo Washington Post, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết vào ngày 27/8 rằng Nga đã sẵn sàng hỗ trợ nước láng giềng Belarus theo yêu cầu của Tổng thống Alexander Lukashenko "nếu cần thiết". Việc lên tiếng của Tổng thống Putin là tín hiệu đầu tiên sau các diễn biến căng thẳng tại Belarus gần đây kể từ khi ông Lukashenko tuyên bố chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống.

Căng thẳng châu Âu "dè chừng" với Thổ Nhĩ Kỳ và Nga - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: AP

Các cuộc tấn công và biểu tình hàng loạt đã liên tục khiến Belarus leo thang căng thẳng gần đây kể từ khi liên minh châu Âu bày tỏ muốn đối thoại với nhà lãnh đạo Lukashenko và phe đối lập. Tuy nhiên, cả nhà lãnh đạo Belarus và Tổng thống Putin đều liên tiếng phản đối điều này vì lo ngại sự can thiệp của phương Tây.

Trong tuần này, Thụy Điển đã tăng cường các hoạt động quốc phòng ở biển Baltic nhằm phản ứng trước sự gia tăng ảnh hưởng các cuộc diễn tập quân sự của Nga. Các quan chức nước này đã cảnh báo về tình hình an ninh đang xấu đi khi các máy bay phản lực và tàu chiến của Nga đến gần hơn trong khu vực.

Bên cạnh là điểm đến du lịch, Gotland còn là một địa điểm chiến lược quan trọng, thường được gọi là "hàng không mẫu hạm cố định" của Thụy Điển. Quân đội Thụy Điển đã triển khai bốn tàu chiến hải quân nhằm đáp trả cuộc tập trận hải quân lớn của Nga vốn gây báo động trong khu vực.

"Các hoạt động quân sự trên diện rộng đang được kích hoạt tại khu vực biển Baltic, bao gồm có Nga và phương Tây đều xuất hiện ở đây kể từ khi Chiến tranh Lạnh xảy ra", ông Jan Thornqvist - người đứng đầu các hoạt động chung với Lực lượng vũ trang Thụy Điển nói với báo chí.

Theo Washington Post, cả Pháp và Italy đã tham gia cùng Hy Lạp và Cyprus trong các cuộc diễn tập quân sự tuần này. Cuộc tập trận hải quân được xem như cách thức phản đối các cuộc diễn tập của Thổ Nhĩ Kỳ làm gia tăng thách thức với Hy Lạp và Cyprus liên quan đến hoạt động hàng hải.

"Các căng thẳng leo thang vào giữa tháng Tám khi Thổ Nhĩ Kỳ cử một tàu thăm dò với sự hộ tống của hải quân tới khu vực Đông Địa Trung Hải. Đáp lại, Hy Lạp cũng đã cử nhóm tàu khác đến khu vực này", tờ Wall Street Journal cho biết. "Một tàu khu trục nhỏ của Hy Lạp đã va chạm với một trong số các tàu chiến của Thổ Nhĩ Kỳ giống như một cuộc xung đột vũ trang cho dù đó là vô tình hay cố ý".

Ngay sau đó, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã phản ứng bằng việc đưa một lực lượng hải quân tới Hy Lạp hỗ trợ trong thời điểm đó.

Các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ đã tỏ ra phẫn nộ với việc triển khai máy bay chiến đấu của Pháp đến Cyprus. Và đây chính là nguyên nhân khiến cho tình hình diễn biến căng thẳng giữa hai thành viên NATO trong thời gian gần đây. Vụ xung đột địa chính trị đã giúp cho Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan có cơ hội thể hiện ảnh hưởng của quốc gia này với các nước khác trong liên minh châu Âu.

"Chúng tôi nghênh đón các đối tác thông minh và tránh vướng phải các sai lầm có thể gây hủy hoại họ. Bất kỳ ai muốn đối đầu với chúng tôi [Thổ Nhĩ Kỳ] đều phải trả giá. Vì vậy, mọi người nên cẩn trọng", Tổng thống Erdogan cho biết.

Trong khi đó, việc tranh giành nguồn tài nguyên và tìm cách khai thác khí đốt đang là vấn đề thu hút chú ý của nhiều siêu cường quốc tế. "Điều này một phần là do lịch sử cũng như địa lý khó khăn ở phía Đông Địa Trung Hải", một chuyên gia kinh tế giấu tên cho biết. "Hy Lạp cho rằng mỗi hòn đảo rải rác cho dù nhỏ đến đâu đều có tính hợp pháp về địa lý và chủ quyền riêng biệt."

Các chuyên gia cũng lên tiếng, Ankara đang hy vọng sẽ gây áp lực buộc các bên phải nhượng bộ. Chiến lược của Tổng thống Erdogan nhằm sử dụng chiến thuật quyền lực cứng để chứng minh hai điều: một là Hy Lạp không thể đơn phương áp đặt bản đồ của họ lên Thổ Nhĩ Kỳ và Ankara sẽ có cách phản ứng với động thái này thông qua hành động quân sự. Hai là có thể buộc Hy Lạp ngồi vào bàn đàm phán với Thổ Nhĩ Kỳ nhằm tìm ra kế hoạch phân vùng công bằng cho miền đông Địa Trung Hải.

"Sự tín nhiệm của châu Âu đang bị đe dọa", Bộ trưởng Ngoại giao Cyprus – ông Nikos Christodoulides cho biết. "Một liên minh gồm 27 thành viên phải đứng lên bảo vệ các giá trị quốc tế vì một trật tự quốc tế toàn cầu dựa trên các giá trị và nguyên tắc của liên minh châu Âu.

Tuy nhiên, châu Âu không thống nhất về vấn đề này giống như người Cyprus hi vọng. Một số quốc gia cũng đã tỏ ra không hề hài lòng với cách thức mà Pháp đã làm đối với Thổ Nhĩ Kỳ.

"Ngày nay, các quốc gia thuộc liên minh châu Âu có thể không hài lòng với cách Thổ Nhĩ Kỳ làm và hành động của Pháp đối phó với Ankara được cho là hãn hữu", nhà nghiên cứu người Anh – Emile Hokayem cho biết.

"Chỉ một ngọn lửa nhỏ cũng có thể tạo nên thảm họa. Không một quốc gia nào thích điều này cũng như không hề có quốc gia nào đưa ra lựa chọn đối đầu quân sự giữa các đối tác NATO và các nước láng giềng vào thời điểm này", Bộ trưởng Ngoại giao Đức – Maas lên tiếng.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ