(Tổ Quốc) - Theo giới phân tích, cả Mỹ và Trung Quốc có nhiều lựa chọn để hạ nhiệt căng thẳng thay vì đi tới chiến tranh nhằm đạt được mục đích đặt ra.
Giới quan sát bày tỏ thất vọng về quan hệ đi xuống của cả Mỹ và Trung Quốc đồng thời tin tưởng rằng hai quốc gia đang đối đầu với cuộc chiến tranh Lạnh. Thậm chí tồi tệ hơn, một số ý kiến còn cho rằng tình hình có thể nguy hiểm hơn so với quan hệ giữa Mỹ và Liên Xô trong suốt Chiến tranh Lạnh và cuộc chiến có thể xảy ra bất kỳ lúc nào giữa hai bên. Tuy nhiên, theo trang SCMP, ý kiến này không hề thuyết phục.
Đầu tiên, tác giả bài báo cho rằng, các căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc đang đẩy lên cao hơn so với quan hệ giữa Mỹ và Liên Xô trước đó. Mặc dù quan hệ kinh tế và ngoại giao giữa Mỹ và Trung Quốc đang đi xuống nhưng hai nước vẫn chưa thể so sánh với căng thẳng giữa Mỹ và Liên Xô trước đây. Điều này thật khó để làm suy yếu quan hệ hai siêu cường kinh tế lớn trên thế giới.
Trang SCMP đưa ra hai ví dụ. Trung Quốc được xem là thị trường tiêu thụ lớn nhất trên thế giới – một sự cám dỗ khó cưỡng đối với các nhà xuất khẩu từ khắp thế giới. Và trong lĩnh vực giáo dục, hơn 300.000 sinh viên Trung Quốc đang học ở Mỹ đều mang đến doanh thu khổng lồ cho ngành giáo dục Mỹ. Nhiều trường đại học phải mất thời gian dài để thu hút sinh viên quốc tế. Gần đây, Đại học Havard và Viện Công nghệ Massachusetts thậm chí đã kiện chính phủ Mỹ về lệnh cấm visa mới đối với sinh viên quốc tế. Hiện lệnh cấm này đã hủy bỏ.
Thứ hai, ngay cả khi mọi thứ bị đẩy đi quá xa thì các ảnh hưởng sẽ không quá lớn và có thể được giữ ngoài phạm vi an ninh quốc gia nếu xử lý đúng cách. Trên thực tế, các lý do an ninh quốc gia và mức độ cô lập khiêm tốn sẽ khiến cả hai nước an toàn và thoải mái hơn. Chẳng hạn như, nếu thiết bị công nghệ thông tin của Trung Quốc không thể chiếm được thị trường phương Tây thì Mỹ sẽ thoải mái hơn. Nếu Trung Quốc không thể có được các công nghệ tiên tiến từ Mỹ và tiến bộ công nghệ của họ chậm lại thì Mỹ sẽ bớt căng thẳng hơn.
Theo trang SCMP, Trung Quốc sẽ cảm thấy yên tâm khi biết rằng nếu chính quyền Tổng thống Trump áp đặt các lệnh cấm đi lại vào Trung Quốc thì điều này sẽ phải từ bỏ một trong các công cụ giá trị cho Mỹ nhằm thúc đẩy tiến trình hòa bình ở Trung Quốc.
Theo SMCP, căng thẳng kinh tế ảnh hưởng xấu đến Trung Quốc hơn với Mỹ. Tuy nhiên, không giống với Nhật Bản trong suốt Chiến tranh thế giới thứ Hai – nước này chịu thiệt hại nặng nề từ cấm vận dầu mỏ của Mỹ bởi thiếu thốn tài nguyên quốc gia. Với Trung Quốc, điều này không là vấn đề gì bởi thị trường tiêu thụ của Bắc Kinh luôn chiếm thế mạnh trong nước. Việc thiếu Washington - quốc gia tiêu thụ lớn cho Bắc Kinh khiến nước này không bị ảnh hưởng nhiều. Trung Quốc cũng có thể bù đắp việc đóng băng khỏi các sàn giao dịch công nghệ bằng cách chuyển sang thị trường nội địa.
Và đối với Mỹ, quốc gia này có thể chuyển sang nhập khẩu các mặt hàng từ các quốc gia đang phát triển khác mặc dù lợi nhuận thu về có thể ít hơn. Tuy nhiên, sự mất mát tương đối có thể chấp nhận được khi mỗi bên ý thức độc lập kinh tế và an ninh.
Thứ ba, tư duy đối đầu ý thức hệ giữa Trung Quốc và Mỹ ít gay gắt hơn trong Chiến tranh Lạnh. Không giống như các ám ảnh ý thức hệ trước đây, ranh giới giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội ngày nay giảm đi nhiều. Nền kinh tế thị trường đã được công nhận trên toàn cầu là cách tốt nhất để tăng trưởng kinh tế trên toàn thế giới.
Theo SCMP, Mỹ trong thời gian dài vẫn được ví như ngọn hải đăng tự do thắp sáng thế giới. Trong khi đó, Trung Quốc lại muốn bảo tồn hệ thống chính trị của mình và không quan tâm đến việc xuất khẩu hàng hóa sang các quốc gia khác giống như Liên Xô từng làm. Vì vậy, căng thẳng Mỹ và Trung Quốc không hề dễ dàng hạ nhiệt khi tính toán đến lợi ích thực tế cũng như tạo điều kiện cho sự thỏa hiệp và hợp tác.
Thứ tư, cả Trung Quốc và Mỹ có nhiều lựa chọn khác ngoài chiến tranh để đạt được mục tiêu chính sách. Không cần phải xung đột quân sự, mọi thứ đều có cách giải quyết phù hợp tránh xô xát.
Giới quan sát đặt giải thuyết rằng việc đặt lợi ích kinh tế và chính trị của Trung Quốc tại Mỹ đi cùng với các trừng phạt sử dụng vũ lực và chịu rủi ro cao thực sự liệu có đáng? Khi cả hai có nhiều lựa chọn hơn, tại sao phải tiến tới chiến tranh để đạt được mục tiêu?
Một quốc gia cần phải có ý chí chiến đấu trước khi tham chiến, bao gồm thế mạnh quân sự so với đối thủ. Trải qua nhiều năm, Washington có thể đã mệt mỏi với chiến tranh. Và Trung Quốc cũng vậy.
Đến hiện tại, nhiều ý kiến cho rằng, kinh tế của Mỹ đang đi chậm lại và đối mặt với nhiều thách thức vì dịch bệnh Covid-19 trong khi Trung Quốc cũng không có lý do để liều lĩnh bắt đầu một cuộc chiến tranh với Mỹ.
Vì vậy, theo tác giả, khả năng chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc là rất nhỏ.