• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Dài hơi căng thẳng Mỹ-Trung: Cuộc chiến thương mại và mức độ ảnh hưởng trên toàn thế giới?

Thế giới 12/06/2020 14:27

(Tổ Quốc) - Các căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đối mặt với nhiều thách thức trong tương lai.

Cựu Thị trưởng Trùng Khánh Huang Qifan, người chứng kiến giai đoạn bùng nổ kinh tế trong thành phố nói với các sinh viên rằng cách tiếp cận của Mỹ có chút mâu thuẫn trong bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc.

Dài hơi căng thẳng Mỹ-Trung: Cuộc chiến thương mại và mức độ ảnh hưởng trên toàn thế giới? - Ảnh 1.

Cựu Thị trưởng Trùng Khánh Huang Qifan. Ảnh: Nora Tam

Theo trang SCMP, Đạo luật Thẩm quyền Xúc tiến Mậu dịch 2015 trao quyền lực cho Washington đang làm tê liệt các quốc gia ngoài thị trường Mỹ và hệ thống thanh toán quốc tế.

"Trung Quốc cần phải thực sự thận trọng trong bối cảnh Mỹ đang tiến hành cuộc chiến tài chính nhằm kiềm chế sự trỗi dậy của Bắc Kinh", cựu thị trưởng Trùng Khánh Huang Qifan cho biết.

Nói với nhóm sinh viên ngành kinh doanh trong một hội thảo trực tuyến do Hiệp hội cựu sinh viên Đại học Hạ Môn tổ chức hôm thứ Tư, ông Huang cảnh báo rằng trong khi một số nỗ lực của Mỹ có thể mâu thuẫn thì thực tế Washington đang có tính toán.

"Một số người có thể nói rằng các nghị sĩ và chính trị gia của Mỹ đang mâu thuẫn nhưng thực tế đó đều hướng tới tầm nhìn xa sau cảnh tượng như vậy", ông Huang Qifan lên tiếng.

Cựu thị trưởng Trùng Khánh 68 tuổi hiện là phó Giám đốc Trung tâm thay đổi kinh tế quốc tế Trung Quốc – nhóm nghiên cứu ở Bắc Kinh cho biết, các nỗ lực này bắt nguồn từ Đạo luật Thẩm quyền Xúc tiến Mậu dịch (TPA) do Quốc hội Mỹ thông qua trong năm 2015.

"Một phần trong Đạo luật Thẩm quyền Xúc tiến Mậu dịch (TPA) nói rằng chính phủ Mỹ có thể thực hiện một loạt các biện pháp nhằm đối phó với bất kỳ quốc gia nào liên quan đến lĩnh vực tài chính và thương mại", ông Huang nói.

Chẳng hạn như, ông Huang cho biết, Đạo luật Thẩm quyền Xúc tiến Mậu dịch (TPA) áp thêm quyền lực cho chính phủ Mỹ chấm dứt thương mại với các quốc gia khác và không cho phép các quốc gia này tham gia vào thị trường tài chính Mỹ đồng thời ngăn cấm các ngân hàng và công ty tài chính Mỹ làm ăn với các quốc gia khác.

Chính phủ Mỹ cũng cắt đứt quan hệ với các công ty này ra khỏi hệ thống thanh toán toàn cầu SWIFT, ông Huang cảnh báo.

"Nếu hệ thống tài chính quốc gia của đất nước xóa khỏi mạng lưới này thì quốc gia đó sẽ không thể giao dịch với các quốc gia khác và điều này sẽ tạo ra khó khăn nhiều hơn. Đây chỉ là cách để tách rời", ông Huang nói.

Các biện pháp khác bao gồm việc sử dụng các cơ quan xếp hạng tài chính nhằm hạ cấp xếp hạng chủ quyền quốc gia và các biến động tiền tệ gây ra tổn thất cho các bên khác", ông Huang cảnh báo thêm.

Theo ông Huang, cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ, Bắc Kinh đang ảo tưởng các thách thức sẽ biến mất.

"Có nhiều vấn đề đối mặt Trung Quốc và Mỹ trong đại dịch Covid-19. Chúng ta không thể tự mãn..", ông Huang nói.

"Chúng ta cần thiết phải giữ vững lập trường và làm tốt công việc của mình. Nỗ lực khắc phục thiếu sót để có thể giải quyết bất kỳ cuộc chiến tranh thương mại nào", ông Huang nói.

Ông Huang cũng bày tỏ lạc quan rằng kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trưởng trong năm nay mặc dù ảnh hưởng của Covid-19.

Theo ông Huang, kinh tế sẽ không thể tăng trưởng 5-6% trong các trong các năm gần đây nhưng sẽ tăng trưởng ở mức 1-2% và điều này sẽ là kỳ tích nếu chúng ta đạt được điều đó.

Trả lời câu hỏi từ các sinh viên, ông Huang cũng bác bỏ các lo ngại rằng Trung Quốc có thể thấy sự sụt giảm của thị trường bất động sản và nhấn mạnh rằng chính phủ Trung Quốc vẫn còn nhiều công cụ tài chính để xử lý nền kinh tế nếu cần thiết.

Kinh tế Trung Quốc đã giảm 6.7% trong quý đầu tiên năm nay, làm gia tăng mối lo ngại rằng đất nước có thể theo bước chân của nền kinh tế lớn khác dẫn đến suy thoái kinh tế. Trung Quốc cũng không đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm nay song song với nỗ lực thúc đẩy các gói kích thích kinh tế kể từ sau đại dịch.

Hiện tại, ông Huang phỏng đoán khả năng hồi phục kinh tế tại châu Á và khẳng định Mỹ đang đối mặt với khủng hoảng nợ và sẽ nhìn thấy thị phần kinh tế thế giới bị thu hẹp.

"Châu Á hiện chiếm khoảng 1/3 tăng trường GDP thế giới. Xu hướng này sẽ tiếp tục và ảnh hưởng đến kinh tế châu Á. Ước tính rằng Trung Quốc có thể đạt tới 40% trong tổng số thế giới đến năm 2030 và 50% trong tổng số đến năm 2050. Chính phủ Mỹ phát hành trái phiếu kho bạc và cả thế giới phải trả tiền họ. Một khi khoản nợ vượt quá 150% trong GDP hàng năm thì điều này rất nguy hiểm và có thể gây ra sụp đổ lớn. Toàn thế giới sẽ bị ảnh hưởng", ông Huang cảnh báo.

Cựu Thứ trưởng Tài chính Zhu Guangyao, hiện là cố vấn chính phủ Trung Quốc cho rằng, đại dịch Covid-19 đẩy quan hệ Mỹ - Trung vào diễn biến xấu đi khi chính quyền Tổng thống Donald Trump cáo buộc Trung Quốc che đậy và trì hoãn công bố thông tin dịch bệnh.

Theo cố vấn Zhu, Trung Quốc và Mỹ cần nỗ lực đưa phạm vi trao đổi về mức bình thường và không đơn thuần về thương mại.

"Hai bên nên thúc đẩy các trao đổi ở các cấp khác nhau, gồm cả chính trị, ngoại giao và kinh tế", vị cố vấn nói thêm.

Theo ông Zhu, Trung Quốc cần chuẩn bị cho một cuộc chiến dài hơi ngăn chặn và đối phó các rủi ro tài chính và kiểm soát hệ thống ngân hàng.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ