• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Căng thẳng quan hệ Trung Mỹ sẽ đi về đâu?

Thế giới 21/07/2020 08:47

(Tổ Quốc) - Mỹ và Trung Quốc đang đối mặt với căng thẳng trong nhiều lĩnh vực.

Khi các nhà ngoại giao cấp cao của Trung Quốc và Mỹ gặp gỡ tại Hawaii vào tháng trước trong bối cảnh giới quan sát từng bày tỏ gia tăng căng thẳng đỉnh điểm cho quan hệ hai nước trong thời gian tới.

Căng thẳng quan hệ Trung Mỹ sẽ đi về đâu? - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn:

Cuộc gặp gỡ giữa Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và nhà ngoại giao cấp cao của Trung Quốc Dương Khiết Trì đã diễn ra – có lẽ là trùng hợp – tại Trân Châu Cảng đánh dấu cột mốc quan trọng.

Theo SCMP, hai siêu cường lớn đã bị lôi kéo vào căng thẳng đỉnh điểm về công nghệ và kinh tế trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh mới. Bắc Kinh và Washington bị kéo vào các bất hòa trên mặt trận từ căng thẳng thương mại đến dịch bệnh hay Huawei.

Tồi tệ hơn nữa, các tranh cãi gần đây về vấn đề Luật an ninh mạng đã khiến hai bên có căng thẳng hơn và đưa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới rơi vào xung đột mạnh mẽ và nguy hiểm.

Cuộc gặp gỡ kéo dài hai ngày giữa Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc Pompeo được các chuyên gia đánh giá rất khó khăn để kéo quan hệ hai nước trở lại như trước.

Giới quan sát cho rằng, sự không tin tưởng và thù địch ngày càng tăng giữa Bắc Kinh và Washington không chỉ khiến cho ảnh hưởng đôi bên mà còn tác động đến thế giới trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp. Các trao đổi chính thức và học thuật bị hạn chế nghiêm trọng và quan hệ thương mại, du lịch và giáo dục đi xuống, các quan chức chính quyền cảnh báo.

"Những gì Mỹ và Trung Quốc đang trải qua được xem như một phép thử đối hai nước và có phần giống với những gì Mỹ và Nhật Bản đang trải qua trong năm 1941", ông Graham Allison – Giáo sư Đại học Havard cho biết.

"Chúng ta nên nhớ rằng khi chúng ta nói điều gì đó không thể tưởng tượng được thì đây không phải là một tuyên bố về những gì có thể có trên thế giới mà là những gì tâm trí của chúng ta có thể hình dung khi đẩy mọi việc đi quá xa", ông nói.

Mặc dù căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc chưa đẩy lên tới một cuộc chiến tranh thảm khốc nhưng nếu vẫn tiếp diễn như vậy, mọi thứ sẽ có nguy cơ đối đầu với mức độ gia tăng xung đột trong tương lai. Và điều này khó có thể dự tính trước hoặc lên kế hoạch", ông Graham Allison khẳng định.

"Trung Quốc liên tục nhìn thấy đại dịch đang ảnh hưởng mạnh mẽ tại Mỹ và nỗ lực của Bắc Kinh hậu dịch bệnh có thể là cơ hội để nước này phát triển mạnh mẽ hơn. Tôi cho rằng, sẽ là tính toán sai lầm của Bắc Kinh nếu cho rằng Mỹ sẽ can thiệp hay phản ứng quân sự", ông Malcolm Davis, - nhà phân tích cấp cao tại Viện chính sách chiến lược Australia.

Ông Yuan Peng, Chủ tịch Viện quan hệ quốc tế đương đại Trung Quốc – nhóm chuyên gia cố vấn liên kết với chính phủ ở Bắc Kinh đã vạch ra mức độ tương đồng giữa thế giới hậu Covid-19 và tình hình sau Chiến tranh thế giới thứ nhất hơn một thập kỷ trước.

Nhóm nghiên cứu của ông Yuan cho biết, Bắc Kinh nên chuẩn bị cho cuộc đối đầu căng thẳng nhất có thể xảy ra, hãng Reuters trích dẫn một báo cáo nội bộ cho biết.

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tuần trước đã bác bỏ tuyên bố cho rằng Trung Quốc là một cường quốc đang tìm cách mở rộng ảnh hưởng với Mỹ.

"Trung Quốc không bao giờ có ý định thách thức hay thay thế và đối đầu Mỹ", ông Vương Nghị cho biết. Tuy nhiên, ông Vương Nghị đã thừa nhận rằng hai nước đang đối mặt với thách thức tồi tệ nhất kể từ hai nước thiết lập quan hệ chính thức vào năm 1979.

Các cam kết từ Bắc Kinh ngày càng trở nên hiếm hoi trong các năm qua sau khi chính sách đối ngoại của Trung Quốc thay đổi trong những năm gần đây.

Từ quan điểm của Bắc Kinh, căng thẳng với Mỹ nảy sinh từ các vấn đề thương mại, công nghệ và địa chính trị trong khi với Washington, các vấn đề được đem ra hòa giải của Ngoại trưởng Vương Nghị chưa đủ sức để giảm đi căng thẳng giữa hai nước.

Trong nhiều thập kỷ, các nhà lãnh đạo chính trị và chiến lược gia người Mỹ liên tục tranh cãi về sự trỗi dậy của Trung Quốc khi vươn lên phát triển tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế, trở thành đối thủ ngang hàng với Nga trong loạt các siêu cường thế giới.

Theo tờ báo, chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc trong nhiều năm luôn trăn trở lo sợ về sự nổi dậy cua siêu cường thống trị Á-Âu và là một mắt xích trong quan hệ Bắc Kinh và Moscow.

Trong một bài viết chính sách về tiếp cận chiến lược của Tổng thống Trump với Trung Quốc đăng tải từ Nhà Trắng hồi tháng Năm cho rằng, Washington đã không đạt được các thay đổi chính trị đối với Trung Quốc thông qua việc mở cửa thị trường.

Các nhà phân tích Trung Quốc cũng lưu ý rằng quá trình kiểm soát khủng hoảng đang ngày càng trở nên cấp bách trong bối cảnh hiện tại.

"Điều không chắc chắn lớn nhất của hai nước nằm ở chỗ hai bên sẵn sàng thiết lập cơ chế quản lý khủng hoảng hiệu quả và vẫn duy trì các mơ hồ về khía cạnh mấu chốt đôi bên cũng như các quy tắc tương tác quy định "lằn ranh đỏ", Cựu Thứ trưởng Trung Quốc Fu Ying cho biết.

"Bởi vậy, cả hai vẫn phải quan sát và nghi ngờ, gia tăng các rủi ro và kết quả không thể kiểm soát", bà nói.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ