(Tổ Quốc) - Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố đối thoại với Triều Tiên "không phải là câu trả lời" giữa bối cảnh căng thẳng Mỹ Triều Tiếp tục leo thang.
“Đối thoại với Triều Tiên không phải là câu trả lời”
Tổng thống Mỹ Donald Trump vào ngày 30/8 tuyên bố đối thoại với Triều Tiên "không phải là câu trả lời" để giải quyết vấn đề phát triển tên lửa và hạt nhân của Bình Nhưỡng. Trong khi đó, Bộ trưởng quốc phòng Jim Mattis vẫn luôn khẳng định các lựa chọn ngoại giao vẫn duy trì. Nga kêu gọi phía Mỹ nên kiềm chế.
Tổng thống Mỹ Donald Trump |
Bình luận của Tổng thống Trump chỉ một ngày sau khi Bình Nhưỡng phóng tên lửa đạn đạo mới nhất. Liên Hợp Quốc và quốc tế liên tục lên án các vụ thử tên lửa hạt nhân và áp đặt các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc đối với nước này.
“Mỹ liên tục đàm phán và phí quá nhiều sức lực với Triều Tiên trong 25 năm qua. Giờ đối thoại với Triều Tiên không phải là câu trả lời nữa ”, Tổng thống Trump viết trên Twitter.
“Chúng tôi không bao giờ từ bỏ các biện pháp ngoại giao”, Bộ trưởng Mattis nói trước cuộc gặp với người đồng cấp tại Lầu Năm Góc.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác cùng nhau. Bộ trưởng Mattis và tôi muốn chia sẻ trách nhiệm chung bảo vệ quốc gia, công dân và quyền lợi của nước Mỹ và Hàn Quốc”, Bộ trưởng Hàn Quốc cho biết.
Theo các quan chức đứng đầu chính quyền Tổng thống Trump bao gồm Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson, Bộ trưởng quốc phòng Jim Mattis, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Joseph Dunford và giám đốc cơ quan an ninh tình báo quốc gia Dan Coats sẽ tham gia cuộc họp vào ngày 6/9.
“Bộ trưởng ngoại giao Nga Sergei Lavrov đã có cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Tillerson và mong muốn Mỹ kiềm chế các hành động quân sự tại bán đảo Triều Tiên”, Bộ ngoại giao Nga cho biết.
Tổng thống Trump liên tục tỏ ra tức giận về việc Triều Tiên tiếp tục phát triển các tên lửa mà có thể tấn công vào lục địa Mỹ. Tổng thống Trump nhấn mạnh: “Tất cả lựa chọn đều sẵn sàng” với ngầm định về biện pháp quân sự bất kỳ lúc nào.
Bộ trưởng Lavrov cũng cho biết, Nga luôn cho rằng, tăng cường trừng phạt vào Triều Tiên có thể sẽ phản tác dụng.
Triều Tiên cho biết, vụ phóng tên lửa đạn đạo tầm trung vào ngày 30/8 là một ngầm định phản đối cuộc diễn tập quân sự chung của Mỹ Hàn và là một động thái quân sự đầu tiên tại Thái Bình Dương, bao gồm cả mục tiêu vào đảo Guam trong thời gian tới.
Bình luận của Tổng thống Trump về việc phải tốn kém quá nhiều đối với Triều Tiên liên quan đến chi phí của Washington đối với Bình Nhưỡng.
Báo cáo của Vụ Khảo cứu Quốc hội Mỹ cho biết, Mỹ đã từng cung cấp hơn 1.3 tỷ đôla nhằm hỗ trợ Triều Tiên năng lượng và thực phẩm trong những năm 1995-2008. Các gói hỗ trợ dường như là một phần của thỏa thuận hạt nhân mà Triều Tiên đã vi phạm.
Tổng thống Trump luôn tỏ ra các bất bình đối với động thái của Triều Tiên từ khi trở thành Tổng thống Mỹ. Thượng nghị sỹ Đảng dân chủ Chris Murphy đã từng viết trên Twitter: “Dòng tweet của Tổng thống Mỹ đã trở nên nguy hiểm và vô trách nhiệm. Hàng triệu người có thể đang lâm nguy. Đây không phải là trò chơi”.
Bộ trưởng Mattis và Ngoại trưởng Tillerson liên tục nhấn mạnh các giải pháp ngoại giao đối với Triều Tiên và bộc lộ thái độ mềm mỏng hơn so với Tổng thống Trump, các nhà quan sát nhận định.
“Cột mốc quan trọng”
Cơ quan phòng không chống tên lửa và các thủy thủ Hải quân Mỹ đang phục vụ trên chiến hạm USS John Paul Jones (DDG 53) đã thực hiện một vụ thử tên lửa SM-6 đánh chặn thành công một tên lửa tầm trung ở ngoài khơi bờ biển Hawaii trong hôm nay”, tuyên bố nêu rõ.
Tướng Sam Greaves, giám đốc chương trình tên lửa MDA Aegis nhấn mạnh, vụ thử này là cột mốc quan trọng cho phép các tàu chiến trang bị hệ thống Phòng vệ Tên lửa đạn đạo (MDA) Aegis của chúng ta tiến đến khả năng nâng cao để đánh bại tên lửa đạn đạo trong giai đoạn cuối. Mỹ sẽ tiếp tục phát triển công nghệ phòng vệ tên lửa đạn đạo vượt qua mọi nguy cơ trước khi nó phát triển.
Mỹ và Hàn Quốc vẫn tỏ ra hết sức gay gắt với Triều Tiên bởi các căng thẳng tên lửa hạt nhân gần đây. Triều Tiên cho biết, họ sẽ không bao giờ từ bỏ các chương trình vũ khí và tuyên bố sẽ tấn công Mỹ nếu Washington tiếp tục gây hấn.
Nhật Bản luôn khích lệ Mỹ thúc đẩy các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc lên Triều Tiên về kinh tế. Các nhà ngoại giao mong muốn các hỗ trợ mạnh mẽ từ Nga và Trung Quốc gây áp lực đối với Bình Nhưỡng kể từ sau vụ thử tên lửa đạn đạo tầm xa vào tháng 7.
“Tổng thống Trump và Thủ tướng Shinzo Abe đã từng có cuộc điện đàm và khẳng định tiếp tục hợp tác nhằm chống lại mối đe dọa vào Triều Tiên”, Nhà Trắng cho biết.
Nói trong suốt chuyên tham Nhật Bản, Thủ tướng Anh Theresa May cũng đã từng kêu gọi Trung Quốc –đồng minh của Triều Tiên gây sức ép đối với Bình Nhưỡng.
(Theo reuters)