(Tổ Quốc) - Theo tờ National Interest, Tổng thống Trump nên tiếp tục với lời hứa "Nước Mỹ trên hết".
Câu chuyện Mỹ ra khỏi Syria?
"Tôi cho rằng, chúng ta đang ở rất gần để kết thúc sự hủy diệt thảm họa", tướng Frank McKenzie - quan chức cấp cao của Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ cho biết.
Có khoảng hai nghìn tay súng IS bị hạn chế chỉ còn ở khoảng 1/3 lãnh thổ. Đã đến lúc Mỹ có thể đưa binh lính trở về để cho Syria và các nước còn lại từ kết thúc công việc của họ.
Dưới thời cựu Tổng thống Mỹ George W.Bush và cựuTổng thống Barack Obama, quân đội Mỹ tăng tốc tại Trung Đông. Washington mở rộng các mặt trận tại Iraq, Libya, Syria và Yemen. Các kết quả đã tạo ra từ thất vọng đến thảm họa.
Hiện tại Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng, ông không muốn tạo thêm xung đột nào nữa. Trở lại vào tháng Tư, Tổng thống Trump đã nhắc đến mong muốn sẵn sàng ra khỏi Syria. Tuy nhiên, cuộc chiến vẫn tiếp tục. Đã đến lúc cần phải đảm bảo cho chính sách của Mỹ và kết thúc các cuộc chiến tranh vô nghĩa của Mỹ. Syria sẽ là điểm bắt đầu.
Các cuộc nội chiến hầu như khó có thể kết thúc tốt đẹp. Xung đột Lebanon đã từng bắt đầu vào năm 1975 và kết thúc vào năm 1990.
Bối cảnh hiện tại, Tổng thống Mỹ Donald Trump đang trải qua giai đoạn tương tự ở Syria.
Nỗ lực của Washington muốn lật đổ chính quyền Tổng thống Assad, đánh bại khủng bố IS và hợp tác với người Kurd cùng như tranh thủ sự giúp đỡ từ người Thổ Nhĩ Kỳ, làm hài lòng Israel và đối đầu với Iran có vẻ như không bao giờ có cơ hội thành công. Một vài nhà hoạch định chính sách của Mỹ đều có sự hiểu biết và năng lực cần thiết để đạt được các mục tiêu.
Trong nhiều năm, chính quyền Tổng thống Assad đang dần dần có được các thắng lợi trước nhiều kẻ thù. Cái giá phải trả cho điều này không hề nhỏ" hàng trăm nghìn người đã bị giết, sự thiệt hại nặng nề, sự phụ thuộc vào Nga, Iran và Hezbollah. Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Assad vẫn đứng vững. Sau nội chiến liên tục trong 7 năm qua tại Syria, chính quyền Tổng thống Assad đã phần lớn lấy lại từng tấc đất. Tuy nhiên, hiện tại, Syria vần cần sự hỗ trợ từ nhiều quốc gia trong quá trình phục dựng đất nước.
Đối với Mỹ, Syria là một thảm họa nhân đạo mà không phải là mối đe dọa an ninh. Syria từng liên minh với Liên bang Xô Viết trong suốt Chiến tranh Lạnh mà không có một hiệu quả rõ rệt. Ngày nay, Nga đang cố gắng duy trì lại mối quan hệ với nước này nhằm gia tăng anh hưởng khu vực.
Damascus xuất hiện bất cứ khi nào muốn thách thức Israel và trong những năm gần đây, nó chấp nhận hòa bình "lạnh lẽo", thỉnh thoảng phá vỡ bởi cuộc tấn công của quân đội Israel. Mặc dù Mỹ luôn muốn ở Syria với mục tiêu chống chủ nghĩa khủng bố nhưng họ chưa bao giờ chỉ ra được mối đe dọa của khủng bố đối với Mỹ. Chả có lý do gì mà Washington phải lo lắng về tương lai của chính quyền Tổng thống Assad.
Cái cớ của Mỹ?
Lập luận mơ hồ cho sự liên quan của Mỹ chỉ là sự gia tăng của khủng bố IS. Tuy nhiên, khủng bố là mối đe dọa lớn đến Trung Đông chứ không phải là Mỹ. Washington có thể đánh bại khủng bố IS, nhưng Mỹ vẫn theo đuổi các ưu tiên khác một khi nước này theo đuổi lợi ích. Thổ Nhĩ Kỳ từ lâu đã tạo điều kiện và thậm chí thu được lợi nhuận từ nội chiến Syria. Israel luôn nhằm vào các mục tiêu là Iran và Hezbollah. Thêm vào đó, Washington cũng luôn phàn nàn về vai trò của Iran và Hezbollah mặc dù họ trên danh nghĩa đối phó với khủng bố IS.
Tổng thống Trump đã gợi ý rằng Mỹ sẽ chỉ ở lại Syria cho đến khi nào khủng bố bị tiêu diệt hoàn toàn. Vào tháng Chín, Bộ trưởng Quốc phòng Jim Mattis đã nhấn mạnh: "Ngay tại bây giờ, binh lính Mỹ tại Syria vẫn ở đó vì một mục tiêu đánh bại khủng bố IS. Điều này gợi ý rằng binh lính Mỹ nên sẵn sàng rời khỏi.
Tuy nhiên, các quan chức Lầu Năm Góc đã nói về các lợi ích thứ cấp về sự hiện diện của Mỹ tại Syria, bao gồm việc đối phó với Iran. Các nhà hoạch định chính sách trong chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump, bao gồm Cố vấn an ninh quốc gia John Bolton và Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo từng đưa ra tuyên bố: "Chúng tôi sẽ không rời khỏi Syria cho đến khi nào Iran rút khỏi".
Ngoại trưởng Pompeo đã từng yêu cầu Iran rút khỏi Syria giống như một cái giá cho đàm phán với Washington. Ông Pompeo cũng từ chối cung cấp các khoản trợ cấp tái xây dựng cho khu vực do chính phủ Syria kiểm soát.
"Nếu Syria không đảm bảo sự rút khỏi của binh lính Iran thì sẽ không nhận được bất kỳ một đồng đôla nào cho quá trình tái xây dựng đất nước của Mỹ", Ngoại trưởng Pompeo nói thêm.
Theo giới quan sát, chính sách của Mỹ là không thực tế. Washintgon đang vi phạm luật pháp quốc tế. Mỹ có thể không thích sự hiện diện của Iran, tuy nhiên Tehran lại được chính quyền Syria mời hỗ trợ trong nội chiến Syria. Và Moscow cũng vậy. Thêm vào đó, cả hai nước đều gần gũi về mặt địa lý với Syria hơn Mỹ, có mối quan hệ dài lâu với Damascus và có các lý do đáng kể. Không giống như Mỹ, cả Moscow và Tehran đều xem Washington là một lợi ích trong chính sách đối ngoại quan trọng. Cả Iran và Nga sẽ không bao giờ để Mỹ ra lệnh hay đưa yêu cầu về bất kỳ việc gì.