• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Chảo lửa Syria: Hạ màn thế lực châu Âu tại Trung Đông?

Thế giới 08/12/2018 13:08

(Tổ Quốc) - Đang có nhiều tranh luận về một giai đoạn mới trong chiến lược của châu Âu đối với Syria.

Chính quyền Assad đã nhích gần hơn tới chiến thắng trong cuộc xung đột Syria trong năm 2018. Với sự hỗ trợ của Nga và Iran, chính quyền Syria đã thiết lập lại những quy định của mình tại nhiều khu vực trên khắp đất nước, ít nhất là bên ngoài các khu vực giảm leo thang.

Khi một phái viên LHQ mới về Syria đang nhậm chức và EU lên tiếng xác nhận sẽ tổ chức một hội nghị các nhà tài trợ cho đất nước này vào đầu năm 2019 thì hiện đang có nhiều tranh luận về một giai đoạn mới trong chiến lược của châu Âu đối với Syria.

Vai trò nắm quyền của ông Assad chắc chắn đang đẩy chính phủ EU và châu Âu vào thế bất lợi. Lập trường chính thức của EU là việc loại bỏ các biện pháp trừng phạt chống lại Syria và bất kỳ đề nghị nào về viện trợ tái thiết sẽ phụ thuộc vào việc chính quyền của ông Assad đồng ý với một quá trình chính trị tổng thể.

Chảo lửa Syria: Hạ màn thế lực châu Âu tại Trung Đông? - Ảnh 1.

Cuộc xung đột Syria đang là một ván cờ lớn về sự can dự của nhiều siêu cường. (Nguồn: DW)

Nếu chính quyền Syria thực sự lấy lại toàn quyền kiểm soát đất nước và EU giữ lại viện trợ tái thiết, ảnh hưởng của châu Âu đối với tương lai của Syria có vẻ như sẽ ở mức tối thiểu. EU phần lớn đã vắng mặt trong những giai đoạn mới nhất của tiến trình ngoại giao. Không phải châu Âu mà chính trọng lượng quân sự và ngoại giao của Thổ Nhĩ Kỳ đã thúc đẩy ông Vladimir Putin và Tổng thống Syria Bashar al-Assad đồng ý thiết lập một vùng đệm xung quanh thành trì cuối cùng của phe đối lập ở tỉnh Idlib và đình chỉ một cuộc tấn công quân sự. EU đã không đạt được bất cứ kết quả gì hữu hình tại Syria. Lúc này, nhiều nước EU đang điều chỉnh các điều kiện theo sự thay đổi trên thực địa và cố gắng giữ lại một số vai trò hiện diện - mặc dù những điều kiện này tập trung vào một tập hợp các mục tiêu đã được rút gọn.

Còn liên kết châu Âu - Syria?

Nhiều nhà ngoại giao châu Âu không hoàn toàn chấp nhận tiền đề rằng cuộc xung đột Syria sẽ kết thúc dứt khoát. Họ bày tỏ nghi ngờ rằng liệu chính quyền Syria có thể hiệu quả nắm giữ và duy trì quyền lực lâu dài trên nhiều vùng của đất nước. Họ chú trọng đến cam kết ở lại gần đây của Hoa Kỳ và cho rằng điều này có thể làm gia tăng triển vọng của việc hình thành hai khu vực - một ở phía đông bắc xung quanh Raqqa, một ở tỉnh Idlib – những nơi có thể giữ lại một số quyền tự chủ thay vì quay về nằm dưới quyền kiểm soát của chính quyền Assad.

Một số nhà hoạch định chính sách hy vọng rằng các dự án viện trợ của EU đã hoạt động trong nhiều năm ở những khu vực được phe đối lập kiểm soát có thể cần được duy trì ở một dạng nào đó. Nhiều nhân vật đối lập Syria cũng đang nhấn mạnh việc tiếp tục như vậy.

Các nhà hoạch định chính sách của EU cũng có thể sẽ hỗ trợ những nỗ lực mới ở phía đông bắc xung quanh Raqqa, giúp đưa nơi đây trở về cuộc sống bình thường và quản trị địa phương - và cũng giải quyết những lo ngại về cơ cấu quản lý người Kurd – đang ngày càng loại trừ dân số Ả Rập. Với các điều kiện an ninh cho phép, sự tham gia của EU vẫn có thể giúp hỗ trợ các khu vực này tách biệt phần nào đó với chính quyền Syria, theo các nhà ngoại giao.

Nhiều nhà hoạch định chính sách của EU cũng chỉ ra một nghĩa vụ nhân đạo mạnh mẽ hơn nữa để giúp đỡ những người dân Syria bình thường. Họ cũng nhấn mạnh rằng viện trợ nhân đạo cơ bản là cần thiết để ngăn chặn một cuộc di cư hàng loạt của người Syria vào châu Âu. Trong khi các nhà tài trợ như Anh đã rút khỏi việc hỗ trợ các dự án địa phương cho các lực lượng đối lập, thì nhiều quốc gia cũng đang thiết lập các quỹ cứu trợ nhân đạo.

Hơn nữa, không hoàn toàn chắc chắn rằng tất cả các nhà tài trợ châu Âu sẽ đứng hoàn toàn ngoài viện trợ tái thiết. Một số người cho rằng ngay cả những nhượng bộ nhỏ nhất và chỉ mang tính biểu tượng của chính quyền Syria cũng sẽ đủ điều kiện để thu hút thêm phần nào sự hỗ trợ vốn từ châu Âu. EU thực sự đang xem xét khả năng phân phối sự hỗ trợ thông qua Liên Hợp Quốc và Ngân hàng Thế giới.

Đòn bẩy gián tiếp

Hội nghị thượng đỉnh gần đây về Syria giữa các nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Pháp và Đức có thể là một dấu hiệu của những điều sắp xảy ra. Thủ tướng Đức Angela Merkel, và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, cả hai đều tham gia vì họ rất muốn giữ một vị trí tại bàn đàm phán ngoại giao.

Mặc dù các nhà lãnh đạo châu lục già đang kêu gọi đưa ra hiến pháp Syria mới và các cuộc bầu cử vào năm 2019, điều này phần lớn chỉ mang tính công thức. Điều đang rõ nét là Pháp và Đức đang tham gia vào một chương trình nghị sự với Thổ Nhĩ Kỳ và Nga và đang làm như vậy mà không cần phối hợp với các đối tác EU. Hai ông lớn châu Âu này rõ ràng đang tập trung hơn vào việc giữ cho thỏa thuận Idlib còn hiệu lực để ngăn chặn làn sóng di cư sang châu Âu và hướng tới việc đưa người tị nạn trở lại quê hương, hơn là thực hiện bất kỳ kế hoạch hoặc chính sách can thiệp nào về một quá trình giải quyết xung đột như mục tiêu ban đầu đối với Syria.

Các sự kiện liên quan đến cuộc xung đột Syria năm 2018 đã khiến EU và các quốc gia thành viên bị tách biệt ra khỏi cục diện chung. Liệu EU và các quốc gia thành viên của mình có dứt khoát "ra khỏi cuộc chơi" hay không vẫn là khó xác định ở giai đoạn này, nhưng đòn bẩy của châu Âu trong tương lai sẽ mang tính gián tiếp hơn nữa. Những thách thức còn chưa có lời đáp của các nhà tài trợ châu Âu là khả năng liên kết sự hỗ trợ của họ trên thực địa với một chiến lược chính trị cho cuộc xung đột.

Ngay cả tham vọng khiêm tốn hơn như vậy cũng sẽ đòi hỏi mức độ tập trung và đoàn kết đáng kể từ chính phủ châu Âu. Điều này cũng có thể cần tới một số sự xem xét lại khá cơ bản về chính sách đối ngoại của EU. Trong khi chính quyền Syria đã cho thấy việc họ thành công đối mặt với những cú sốc thì châu Âu cần phải suy nghĩ lại các ưu tiên của mình một cách nhanh chóng.


An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ