• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Châu Âu đang rơi vào khủng hoảng năng lượng

Thế giới 12/10/2021 19:27

(Tổ Quốc) - Nguồn cung thiếu hụt và việc phụ thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu đã khiến giá khí đốt tăng kỷ lục tại châu Âu.

Thiếu hụt nguồn cung khí đốt

Trang Financial Times dẫn tin, khí đốt tự nhiên là nguồn năng lượng cần thiết vào mùa đông khi nhu cầu sưởi ấm tăng cao trong lạnh giá ở châu Âu hay Vương quốc Anh.

Châu Âu rơi vào khủng hoảng năng lượng vì thiếu hụt khí đốt - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: AFP

Giá khí đốt tăng mạnh và tình trạng thiếu nguồn cung khí đốt là các nguyên nhân chính khiến cho châu Âu rơi vào khủng hoảng năng lượng khi mùa đông sắp đến. Các hộ gia đình ở châu lục này đang phải chứng kiến mức giá điện tăng kỷ lục trong khi ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng đang phải giảm đi các hoạt động sản xuất sau dịch bệnh. Bên cạnh một số ý kiến cho rằng giá khí đốt tăng chỉ là hiện tượng tạm thời, một phần do các bất ổn kinh tế trong dịch bệnh, nhiều ý kiến khác lại nhìn về sự yếu kém trong cấu trúc khi hầu hết nguồn cung khí đốt ở châu Âu phụ thuộc vào nhập khẩu.

Ông Tom Marzec-Manser, chuyên gia tư vấn ở công ty ICIS nhận định, châu Âu đang đứng trước hai lựa chọn để đảm bảo nguồn cung khí đốt, hoặc nhập khẩu từ Nga hoặc vận chuyển khí đốt tự nhiên hóa lỏng. Vào thời điểm hiện tại, châu Âu không đưa ra lựa chọn và điều đó khiến châu lục này rơi vào khủng hoảng năng lượng.

Quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch như gió hay mặt trời đã ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng khí đốt – vốn dĩ ngành công nghiệp này được xem là nhiên liệu cầu nối giữa kỷ nguyên hydrocarrbon và năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, mục tiêu dài hạn để tạo nên nền kinh tế cân bằng phát thải carbon ở Anh và châu Âu đã ngăn cản các nhà đầu tư "rót tiền" vào quá trình phát triển nguồn cung cấp nhiên liệu hóa thạch- được đánh giá là sẽ lỗi thời trong 30 năm tới. Trong khi đó, nguồn cung khí đốt tại châu Âu đã cạn kiệt trong nhiều thập kỷ phát triển, ước tính giảm 30% trong thập kỷ qua.

Mặt khác, các nỗ lực của châu Âu để trở thành nhà lãnh đạo toàn cầu về biến đổi khí hậu đã tạo ra nhiều thay đổi lớn trên thị trường. Châu lục này đã khuyến khích các nền kinh tế đang phát triển nhanh như châu Á rời xa than đá. Bởi vậy, Trung Quốc và Ấn Độ hiện là hai đối thủ đảm bảo nguồn cung khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) cho châu Âu. Sự phát triển nhanh chóng của ngành công nghiệp LNG cũng như quá trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển hiện tại đã tạo nên một thị trường sôi động tương tự như dầu mỏ.

Nhu cầu năng lượng tái tạo

Chính phủ châu Âu cho rằng khi giá khí đốt bất ổn sẽ thúc đẩy nhu cầu năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, các vấn đề này có thể gây ra phản ứng mạnh đối với năng lượng tái tạo nếu người tiêu dùng nghĩ rằng khủng hoảng năng lượng một phần vì triển khai quá trình chuyển đổi năng lượng.

"Một số người thậm chí còn xem quá trình chuyển đổi này là giai đoạn đầu tiên của khủng hoảng năng lượng. Tất nhiên, giới quan sát cho biết nhận định này hoàn toàn sai và sẽ là rào cản đối với các chính sách chuyển đổi năng lượng. Mức độ tiêu thụ dầu của thế giới vẫn tương đối ổn định trong suốt năm qua và chỉ biến động giữa các mùa. Nhu cầu khí đốt tăng mạnh hơn vào mỗi mùa đông do nhu cầu sưởi ấm của người dân ở châu Âu.

Trong khi ngành công nghiệp sản xuất phân bón, thép và ngành sản xuất điện có nhu cầu khí đốt mạnh thì ở khu vực bắc bán cầu, nhu cầu năng lượng chạm đỉnh vào mỗi mùa đông. Khoảng 40% tổng sản lượng khí đốt tiêu thụ ở Anh đều dùng cho sưởi ấm ngôi nhà vào mùa lạnh giá.

Thêm vào đó, ngành công nghiệp quản lý các chu kỳ thực hiện theo nhiều cách khác nhau. Đầu tiên phải kể đến quá trình dự trữ - bơm khí đốt dưới lòng đất trong những tháng mùa hè với nhu cầu thấp và sau đó sẽ sử dụng khi thời tiết chuyển lạnh. Thứ hai, khả năng tiếp cận nguồn cung có thể tăng hoặc giảm khi cần thiết. Tuy nhiên, một trong những vấn đề lớn mà Vương quốc Anh và châu Âu phải đối mặt chính là nguồn cung này không còn hoạt động tốt như trước đây. Và chính điều đó khiến giá khí đột biến động mạnh hơn.

Liên quan của Nga

Mặt khác, giới chuyên gia đang nhìn thấy yếu tố quan trọng nằm ở Nga. Châu Âu từng nhận được hơn 1/3 trong tổng nguồn cung khí đốt từ Gazprom – nhà cung cấp đường ống độc quyền của Nga trong thời gian dài. Một dự án đường ống dẫn khí dưới biển Baltic từ Nga tới Đức mang tên "Dòng chảy phương Bắc 2" đã nối lại vào tháng 12/2020 sau khi phải dừng lại vào năm 2019. Đức cần thay thế nguồn cung này giữa bối cảnh nước này cần nhiều khí đốt hơn cho việc sản xuất điện.

Các nhà chỉ trích cho rằng EU đang chịu nhiều rủi ro vì phụ thuộc vào nguồn cung cấp khí đốt của Nga. Tuy nhiên, độ tin cậy của Gazprom đã đặt lên ưu tiên trong năm nay khi mùa đông sắp đến.

Vì vậy, mức độ tin cậy đối với Gazprom đang đặt ưu tiên trong năm nay. Mùa đông kéo dài sẽ cần đến các nhà máy dự trữ ở Nga và châu Âu trong bối cảnh nguồn năng lượng đang cạn kiệt.

Câu hỏi đặt ra: Liệu Nga có tiếp tục với vai trò là nguồn cung khí đốt hay không? Theo các nhà phân tích, chắc chắn Moscow sẽ phải đặt ưu tiên lấp đầy cơ sơ lưu trữ của họ và đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nội địa đang gia tăng gần đây, thay vì đáp ứng nguồn xuất khẩu khí đốt.

Các ý kiến khác lại cho rằng Nga phải đối mặt với các thách thức khi châu Âu cần nhiều khí đốt. Và Gazprom hiện là ưu tiên số một trong bối cảnh giá khí đốt tăng và tham vọng gia tăng ảnh hưởng của Moscow. Theo Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), Nga có thể đã xuất khẩu khoảng 15% khí đốt cho châu Âu vào năm nay.

"Nga có thể sẽ tiếp tục dự án Dòng chảy phương Bắc 2 với châu Âu. Dẫu vậy, EU cũng không nên mãi phụ thuộc vào điều này", ông Glystein – chuyên gia tư vấn của công ty Eurasia Group cho biết.

"Đến hiện tại, dự đoán về nguồn cung cấp LNG có thể tăng trong những năm tới khi nhiều dự án đi vào hoạt động và người tiêu dùng phải đối mặt với nguy cơ chi phí năng lượng cao hơn. Vì vậy, dự tính vào năm 2023, chúng ta sẽ đưa giá khí đốt giảm trở lại mức của những năm trước đó", ông EMarzec-Manser - chuyên gia tư vấn của ICIS nhận định./.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ