• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Châu Âu "đau đầu" nới lỏng phong tỏa: Lý do một số nước vẫn chưa sẵn sàng?

Thế giới 28/04/2020 17:03

(Tổ Quốc) - Trong khi một vài quốc gia châu Âu đã nới lỏng các hạn chế thì một số khác như Đức vẫn cho rằng vẫn còn sớm để đi tới quyết định.

Theo the guardian, các tiệm cắt tóc của Thụy Sĩ đã mở cửa trở lại. Trường tiểu học Na Uy đã cho học sinh đến lớp. Cộng hòa Czech đã cho phép các cửa hàng kinh doanh mở cửa trở lại trong bối cảnh các quốc gia châu Âu bắt đầu từng bước nới lỏng các hạn chế sau gần một tháng áp dụng biện pháp phong tỏa.

Châu Âu "đau đầu" nới lỏng phong tỏa: Lý do một số nước vẫn chưa sẵn sàng? - Ảnh 1.

Du khách đến vườn thú Prague sau khi mở cửa trở lại. Ảnh: Martin Divíšek/EPA

Tuy nhiên, một số nước khác vẫn đang trăn trở lộ trình nới lỏng các hạn chế. Đức vẫn tiếp tục cân nhắc thận trọng về thời điểm và cách thức nới lỏng các hạn chế bởi các lo lắng đất nước có thể gặp nhiều rủi ro sau các thành tích đạt được trong nỗ lực chống dịch bệnh.

Số liệu Đại học Johns Hopkins cho biết, hơn 3 triệu người dân đã nhiễm Covid-19 khắp thế giới và hơn 208 ca tử vong. Đại dịch tồi tệ nhất trên thế giới trong một thế kỷ đã khiến cho nhiều quốc gia đang rơi vào kịch bản tồi tệ.

Nhiều người dân liên tục phải ở nhà trong nhiều tuần đầy căng thẳng và lo lắng. Trong khi đó, hoạt động kinh tế đang chậm lại đẩy nguy cơ suy thoái kinh tế có thể diễn ra bất kỳ lúc nào. Đến hiện tại, trong bối cảnh các phương pháp điều trị cũng như vaccine chưa ra đời, các quốc gia vẫn ý thức được mức độ nguy hiểm của làn sóng lây nhiễm thứ hai.

Theo guardian, Thụy Sĩ đang từng bước nới lỏng các biện pháp hạn chế. Bắt đầu vào ngày 27/4, kế hoạch nới lỏng giai đoạn 3 áp dụng với các trường đào tạo y khoa, các hiệu tóc và salon làm đẹp và massage cùng với một số cửa hàng khác.

Một tuần sau khi mở cửa lại trường học, người dân Na Uy đã bắt đầu gửi trẻ đến trường, áp dụng tối đa mỗi lớp chỉ 15 trẻ sau 1.5 tháng học trực tuyến tại nhà.

Cộng hòa Czech đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp trước khi trường hợp tử vong đầu tiên do Covid-19. Kế hoạch nới lỏng phong tỏa giai đoạn 5 sẽ áp dụng đối với các phòng tập gym và các cửa hàng có diện tích nhỏ hơn 2500 m2.

Theo chính phủ Anh, lộ trình chi tiết của quốc gia Trung Âu chia doanh nghiệp và khu tiện ích thành 5 loại dựa theo mức độ rủi ro lây nhiễm mới.

Croatia vào ngày 27/4 cũng bắt đầu nới lỏng các hạn chế, cho phép các cửa hàng nhỏ, các thư viện và bảo tàng mở cửa trong khi Serbia cho phép các doanh nghiệp nhỏ và các chợ thực phẩm mở cửa, nới lỏng lệnh giới nghiêm qua đêm và cho phép người cao tuổi có thể ra ngoài quy định 3 lần trong một ngày.

Châu Âu "đau đầu" nới lỏng phong tỏa: Lý do một số nước vẫn chưa sẵn sàng? - Ảnh 2.

Sinh viên Đức trở lại trường học sau khi từng bước nới lỏng hạn chế. Ảnh: Philipp Guelland/EPA

Chính phủ các nước khác cũng đang đối mặt với lộ trình khó khăn hơn vì tình trạng phong tỏa. Đức cũng đã hạn chế sự bùng phát của dịch bệnh, kiềm chế được mức độ tử vong cao hơn so với nhiều nước khác mặc dù các ca nhiễm tăng mạnh.

Tuy nhiên, nhằm ngăn chặn mức độ lây nhiễm của virus, nhiều người vẫn tin tưởng rằng mức độ nguy hiểm của dịch bệnh vẫn đe dọa trong bối cảnh nhiều quốc gia nới lỏng hạn chế và nhiều người sẽ trở lại làm việc. Wolfgang Schäuble – một quan chức cấp cao cho biết, cái giá phải trả cho quá trình thực hiện phong tỏa nên được cân nhắc thật cẩn thận nhằm đảm bảo cuộc sống của người dân.

Khi tôi nghe thấy rằng việc bảo vệ cuộc sống người dân nên đặt lên trên tất cả thì tôi không nghĩ rằng điều đó hoàn toàn đúng. Các ảnh hưởng tâm lý, xã hội và kinh tế cần phải được cân nhắc. Nếu mọi thứ phải dừng lại trong hai năm thì hậu quả của nó cũng thật khủng khiếp", ông Schäuble nói trên Der Tagesspiegel.

Thủ tướng Đức Angela Merkel đã cảnh báo trong tuần trước rằng một số bang đang nhanh chóng đi tới việc nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội. Bộ trưởng kinh tế Peter Altmaier cũng lặp lại nội dung này vào ngày 27/4.

"Khi một người tin tưởng vào các quyết định dựa trên thực tế thì lời khuyên tôi muốn nhắn nhủ rằng chúng ta nên tiến hành mọi quyết định cẩn thận để không rơi vào tình huống xấu nhất", ông Altmaier nói trên đài Deutschlandfunk.

Tuy nhiên, mặc dù 3/4 dân số Đức cho biết họ ủng hộ các biện pháp phong tỏa trong một cuộc khảo sát vào hôm thứ Sáu tuần trước nhưng một số ý kiến cũng bày tỏ lo lắng vì diễn biến của dịch bệnh.

Armin Laschet, Thủ hiến bang North-Rhine Westphalia cho biết, câu hỏi đặt ra đang cân nhắc giữa sự sống và cái chết. Tuy nhiên, ông Armin Laschet cũng nhắc đến các ảnh hưởng tiêu cực của biện pháp phong tỏa nên phải xem xét thêm.

Tại Pháp, Tổng thống Emmanuel Macron cũng đang cân nhắc đến các biện pháp nới lỏng phong tỏa. Khảo sát cho biết, ít hơn một nửa dân số (43%) ủng hộ duy trì các biện pháp cứng rắn giảm nguy cơ lây nhiễm.

Tại Tây Ban Nha, người dân đã phải ở nhà trong suốt hơn 6 tuần qua và chỉ người lớn được quyền rời khỏi nhà mua thực phẩm, thuốc men. Chính phủ nước này đang cân nhắc việc nới lỏng các biện pháp.

"Italy – quốc gia có tỷ lệ tử vong cao thứ ba trên thế giới đã cho phép các nhà máy và tòa nhà xây dựng mở cửa lại từ ngày 4/5", Thủ tướng Italy - Giuseppe Cont cho biết.

Trong khi đó, tại Mỹ, Nhà Trắng đã hoãn họp báo vào ngày thứ Hai vì Covid-19 sau nhiều ngày gân tranh cãi.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ