(Tổ Quốc) - Một số các quốc gia châu Âu, bao gồm Pháp, Tây Ban Nha và Italy vừa đưa ra thông báo chuẩn bị nới lỏng hạn chế trong thời gian tới.
Theo tờ The guardian, Pháp, Italy và Tây Ban Nha đang chuẩn bị nới lỏng các hạn chế sau một thời gian phong tỏa vì dịch bệnh. Các quốc gia khác vẫn theo dõi xem bằng cách nào mà các quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh tại châu Âu có thể an toàn sau khi nới lỏng các hạn chế.
Theo thống kê của Đại học Johns Hopkins, sau Mỹ, ba quốc gia đang chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19 trên thế giới là Pháp, Italy và Tây Ban Nha.
Tỷ lệ tử vong vì Covid-19 toàn cầu đã hơn 200.000 ca tính đến ngày 25/4 cùng với đó là xác nhận 2.9 triệu ca nhiễm. Tỷ lệ nhiễm Covid-19 tăng nhanh chóng ở nhiều nước nhưng đã giảm hơn khi áp dụng sắc lệnh phong tỏa và giãn cách xã hội.
Giới quan sát cho rằng, quyết định bằng cách nào và khi nào có thể khởi động lại cuộc sống sinh hoạt và kinh tế sau đại dịch giúp cân bằng phát triển kinh tế và giảm rủi ro dịch bệnh hiện đang là bài toán khiến nhiều quốc gia đau đầu.
" Italy – quốc gia châu Âu đầu tiên áp dụng lệnh phong tỏa vào tháng Ba và là nơi có gần 200.000 ca nhiễm và ít nhất 26.384 ca tử vong", Thủ tướng Italy Giuseppe Conte cho biết đồng thời nói rằng đất nước này sẽ khởi động lại kinh tế vào 4/5 tới.
Thủ tướng Italy cho biết, các trường học sẽ không mở cửa lại cho đến tháng Chín. Các biện pháp sẽ thông báo sớm vào đầu tuần này, ông Conte nói trong tờ báo hàng ngày của Italy La Repubbica.
Lệnh phong tỏa áp dụng đang mang lại hiệu quả cho Italy trong nỗ lực kiềm chế dịch bệnh cho đến khi vaccine có thể ra đời.
Các kế hoạch nới lỏng hạn chế
Theo the guardian, đối với các quốc gia đã áp dụng các biện pháp nới lỏng hạn chế, bao gồm Thụy Điển thì các cửa hàng, quán ăn và trường học đã mở cửa. Tỷ lệ tử vong của Thụy Điển vì Covid-19 khoảng 200 người tử vong tính trên 1 triệu người. Trong khi đó Phần Lan cho biết, khoảng 31 người tử vong trong số 1 triệu người.
Nhà nghiên cứu dịch tễ học của Italy – ông Anders Tegnell cho biết, tính hiệu quả của biện pháp phong tỏa và đóng cửa biên giới hiện chưa có phân tích chính xác và tỷ lệ lây nhiễm ở Thụy Điển vẫn cao.
Tuy nhiên Phó Thủ tướng Thụy Điển Isabella Lövin nói trên BBC rằng điều này hoàn toàn không rõ ràng liệu những người bị nhiễm có thể miễn dịch hay không. Bà Isabella Lövin nhấn mạnh rằng, Thụy Điển có vấn đề lớn cùng với chiến lược chính sau khi đại dịch bùng phát tại các viện dưỡng lão.
Trong cuộc họp về chủ đề miễn dịch, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, chưa có bằng chứng chứng minh những người hồi phục có thể miễn dịch với Covid-19. Tổ chức Y tế thế giới cũng làm rõ ràng rằng mong muốn người dân có thể được đảm bảo mức độ bảo vệ nhưng không rõ ràng có thể kéo dài trong bao lâu.
Không giống với Thụy Điển, Pháp cũng áp dụng các biện pháp phong tỏa nghiêm khắc trong nhiều tuần.
Pháp áp dụng các ưu tiên sau khi nới lỏng hạn chế bao gồm, mở cửa lại trường học, công ty, đưa các phương tiện giao thông công cộng trở lại bình thường, hỗ trợ khẩu trang và dung dịch khử trùng, tiến hành xét nghiệm và hỗ trợ cho người cao tuổi.
Thủ tướng Pháp Edouard Philippe cho biết, việc áp dụng cách ly các trường hợp dương tính, một số biện pháp giãn cách xã hội, thường xuyên rửa tay, cũng như "xét nghiệm nhanh và ở quy mô lớn" những người có triệu chứng và những người liên quan - gần như chắc chắn sẽ còn được thực hiện, ngay cả khi lệnh phong tỏa được dỡ bỏ vào tháng 5.
Tại Tây Ban Nha, các cơ quan y tế cũng bắt đầu phác thảo các kế hoạch định hướng đưa nhịp sống trở lại bình thường khi lần đầu tiên các ca tử vong vì Covid-19 giảm thấp. Từ ngày 26/4, trẻ em dưới 14 tuổi có thể tập thể dục ngoài trời và Thủ tướng Pedro Sanchez đã thông báo người lớn có thể ra ngoài tập thể dục trong tuần tới.
Nói vào ngày 26/4, ông Fernando Simón, người đứng đầu trung tâm cấp cứu y tế của Tây Ban Nha cho biết, số liệu gần đây chỉ ra xu hướng nhiễm Covid-19 giảm rõ ràng. Quyết định của chính phủ cho phép một số công nhân trong những ngành không cần thiết có thể trở lại công việc.
Tây Ban Nha xác nhận tổng số ca nhiễm 207.634 và kỷ lục là 23.190 ca tử vong, Bộ Y tế nước này thông báo. Tỷ lệ ca nhiễm mới tăng lên khoảng 0.8%, giảm xuống so với khoảng 3% trong các tuần gần đây và 38% khi chính phủ nước này quyết định công bố tình trạng khẩn cấp vào ngày 14/3.
Một số các quốc gia khác của châu Âu, bao gồm Bỉ, Hi Lạp và Malta vừa tuyên bố nới lỏng hạn chế. Một số nơi khác tiếp tục đưa ra các biện pháp nới lỏng.
Tuy nhiên, một số nhà dịch tễ học hàng đầu ở Hong Kong đã cảnh báo trước các biện pháp nới lỏng hạn chế ở châu Âu và nhấn mạnh cần phải thực sự thận trọng từng bước trước khi nới lỏng hạn chế hoàn toàn.
Ở châu Phi, khủng hoảng dịch bệnh mới chỉ bắt đầu. Số ca nhiễm tăng lên nhanh chóng trong những ngày qua khiến nhiều chuyên gia lo lắng.
"Chúng tôi đang bắt đầu các biện pháp có thể để đối phó với tình hình dịch bệnh ở châu Phi", ông Mike Ryan – Giám đốc điều hành chương trình khẩn cấp y tế của Tổ chức Y tế thế giới cho biết.
Nam Mỹ và Trung Mỹ cũng đang rơi vào khủng hoảng y tế khi Brazil được xem là điểm nóng của dịch bệnh.