• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Châu Âu đối mặt với khủng hoảng kinh tế lịch sử vì Covid-19

Thế giới 09/11/2020 16:18

(Tổ Quốc) - Dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng ở châu Âu khiến kinh tế châu lục rơi vào khủng hoảng.

Theo National Interest, một nền kinh tế châu Âu đang mắc nợ cao và yếu kém có thể dẫn đến một cú sốc khác đẩy kinh tế châu lục rơi vào suy thoái kép và kéo dài thời kỳ giảm phát. Kịch bản hình dung có thể dễ dàng thấy được nếu đại dịch vẫn tiếp tục kéo dài cho châu Âu. Điều đó sẽ không mang lại điềm báo tốt cho kinh tế châu Âu cũng như cơ hội phục hồi kinh tế toàn cầu. Nếu diễn biến như vậy tiếp tục xảy ra thì nguy cơ về một cuộc khủng hoảng nợ có chủ quyền ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu trong thời gian tới là có thể dễ hình dung.

Châu Âu đối mặt với khủng hoảng kinh tế lịch sử vì Covid-19 - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: Reuters

Ngay cả trước khi dịch bệnh diễn ra, kinh tế châu Âu cũng không ở trong tình trạng tốt. Nền kinh tế châu lục đã từng có tín hiệu phục hồi mạnh mẽ vào mùa xuân nhưng vẫn duy trì mức độ thấp trước đại dịch. Vì vậy, kinh tế của châu lục này hiện tại tiếp tục rơi vào lạm phát.

Trong cùng kỳ, thâm hụt ngân sách của châu Âu đã tăng lên do kết quả của các biện pháp tài khóa đối phó với dịch bệnh cũng như thất bại trong việc truy thu thuế trong một nền kinh tế suy thoái. Khi thâm hụt ngân sách ngày càng gia tăng thì mức nợ công ở các quốc gia mắc nợ cao như Italy, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đã tăng vọt lên mức kỷ lục sau chiến tranh. Điều này đặt ra nghi ngờ mới về khả năng trả nợ ở các quốc gia này.

Làn sóng dịch bệnh tiếp theo hiện vẫn tiếp tục đeo đẳng và có thể khiến châu Âu rơi vào cuộc suy thoái kinh tế kép, làm trầm trọng thêm các vấn đề giảm phát. Diễn biến này khiến Pháp, Đức, Italy và Tây Ban Nha phải cân nhắc lại nếu suy nghĩ đến khả năng sớm nới lỏng các hạn chế phong tỏa. Việc nới lỏng các hạn chế sớm đã giúp cho kinh tế các quốc gia ở châu Âu hồi phục nhẹ nhưng ngay sau đó, việc áp dụng lại vì số ca nhiễm do Covid-19 gây ra tăng kỷ lục đã khiến kinh tế châu Âu một lần nữa lại rơi vào tái phát suy thoái.

Theo chuyên gia Desmond Lachman – Viện Doanh nghiệp Mỹ, sự suy thoái kinh tế và thời gian giảm phát tại châu Âu kéo dài sẽ làm gia tăng gánh nặng trả nợ của Khu vực đồng tiền chung châu Âu và khiến Italy, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha khó khăn hơn trong việc thoát khỏi vấn đề nợ nần. 

Kinh nghiệm của năm 2010 về việc thắt chặt ngân sách trong khủng hoảng nợ công ở khu vực đồng tiền chung châu Âu, bất kỳ nỗ lực của các quốc gia nhằm cải thiện tài chính công thông qua việc thắt chặt ngân sách sẽ càng khiến cho khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng.

Bị mắc kẹt trong khoanh vùng đồng euro, các quốc gia trong châu lục khó có thể chống đỡ đòn kinh tế của chính sách "thắt lưng buộc bụng" thông qua giảm lãi suất hay giảm giá tiền tệ. Suy thoái kinh tế hai chiều cũng sẽ làm phức tạp thêm cuộc chiến chống giảm phát của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Khi lãi suất châu Âu đã ở mức âm thì bất kỳ nỗ lực nào nhằm giảm lãi suất đều sẽ có nguy cơ gây thêm căng thẳng cho lĩnh vực ngân hàng vốn đã lung lay của châu Âu. 

Đồng thời, bất kỳ nỗ lực nào nhằm gia tăng đáng kể quy mô chương trình mua trái phiếu của ECB đều có nguy cơ dẫn đến phản ứng chính trị mạnh mẽ chống lại các hoạt động như vậy, đặc biệt là ở Đức – cổ đông lớn nhất của ECB.

Về nguyên tắc, khu vực đồng tiền chung châu Âu có lối thoát để ra khỏi tình trạng kinh tế ảm đạm hiện nay. Đó là nỗ lực tiến tới một liên minh tài chính chính thức nhằm thúc đẩy mở rộng gói kích thích tài khóa khu vực, khuyến khích Mỹ tham gia định kỳ. Động thái trên sẽ mang lại cơ hội vượt qua các hạn chế hiện tại nhằm kích thích ngân sách vốn dĩ đang mắc nợ cao tại các quốc gia trong khu vực đồng tiền chung châu Âu.

Tuy nhiên, khả năng này rất khó xảy ra sớm vì không chỉ chịu sự phản kháng chính trị mạnh mẽ của Đức mà còn trong liên minh tài khóa châu Âu. Áo, Đan Mạch, Hà Lan và Thụy Điển cũng từng có sự phản đối tương tự về ý tưởng này.

Các chuyên gia y tế Mỹ đang cảnh báo về một mùa đông tồi tệ của nước Mỹ vì dịch bệnh. Giới quan sát đang đưa ra kỳ vọng rằng các nhà hoạch định kinh tế Mỹ có thể tập trung thu thập các thông tin về đám mây bão kinh tế của châu Âu và các tác động của nó đến tương lai kinh tế toàn cầu. Sau đó, giới chuyên gia kinh tế sẽ nhận ra sự cấp thiết của việc tìm kiếm một thỏa hiệp sớm liên quan đến gói kích thích kinh tế của Mỹ lần thứ hai nhằm đảm bảo Mỹ không phải chịu đựng cuộc suy thoái kinh tế kép có thể xảy ra./.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ