• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Chạy đua hiện diện trên tàu sân bay mới, hai mẫu phi cơ Trung Quốc có điểm chung lớn liên quan tới Nga

Thế giới 28/08/2019 10:37

(Tổ Quốc) - J-20 và FC-31 là hai ứng cử viên sáng giá nhất trở thành mẫu phi cơ được sử dụng trên tàu sân bay thế hệ mới của Trung Quốc.

Trang SCMP dẫn lời một số nguồn tin quân sự và thông tin trên truyền thông Trung Quốc cho hay, quân đội nước này gần như chắc chắn sẽ lựa chọn mẫu phi cơ tàng hình hiện đã hoạt động J-20 cho tàu sân bay thế hệ tiếp theo của mình.

Máy bay J-20 do Tập đoàn Không gian Thành Đô (CAC) sản xuất, dường như đã chiếm ưu thế so với máy bay FC-31 – được chế tạo bởi một công ty khác và vẫn đang trong quá trình thử nghiệm.

Nguồn tin quân đội tiết lộ với SCMP, Quân ủy Trung ương Trung Quốc giờ đây muốn cải thiện mẫu phi cơ J-20 để phù hợp với các tàu sân bay mới.

"Tập đoàn Không gian Thành Đô sẽ công bố một số sản phẩm mới, trong đó bao gồm một phiên bản mới của máy bay J-20", nguồn tin quân đội giấu tên cho hay.

6e6449a2-c88d-11e9-b4e3-f796e392de6b_image_hires_234907

Máy bay J-20 gần như chắc chắn sẽ được cải tiến để phù hợp với tàu sân bay thế hệ mới của Trung Quốc (ảnh: Tân Hoa Xã)

Máy bay FC-31 được công ty "anh em" với CAC là Tập đoàn máy bay Thẩm Dương (SAC) phát triển độc lập. SAC cũng là nhà sản xuất của J-15 - mẫu máy bay hiện được sử dụng trên con tàu chở sân bay duy nhất đang hoạt động của Trung Quốc là tàu Liêu Ninh.

Cả hai tập đoàn trên đều nằm dưới thẩm quyền của "gã khổng lồ" Nhà nước là Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc – chuyên về thiết kế và phát triển máy bay quân sự, cũng như điều hòa sự cạnh tranh giữa các nhà sản xuất trong nước. Tuy nhiên, SAC đang phải đối mặt với những chỉ trích từ một số nhà lãnh đạo và chuyên gia quân sự. Họ cho rằng tập đoàn này quá bảo thủ và không thể cải tổ do cơ cấu quan liêu.

Bên cạnh đó, một chương trình phát sóng gần đây trên đài truyền hình Trung ương Trung Quốc cũng nhắc tới khả năng J-20 được "lựa chọn" cho tàu sân bay mới.

Tập phim mang tên Tài liệu quân sự ra mắt ngày 16/8 vừa qua đã giải thích cách Hải quân Trung Quốc lựa chọn các ứng cử viên tham gia huấn luyện phi công cũng như phát đi hình ảnh các máy bay trông giống như J-20, cất cánh từ một tàu sân bay.

3ab07d9c-c88d-11e9-b4e3-f796e392de6b_1320x770_234907

Hình ảnh các máy bay giống như J-20 cất cánh từ một tàu sân bay trong bộ phim tài liệu của đài truyền hình Trung Quốc

Mẫu máy bay cất cánh từ mặt đất J-20 bắt đầu hoạt động trong Không lực Trung Quốc từ năm 2017. Cũng vào cuối năm đó, quá trình sản xuất hàng loạt được bắt đầu trong bối cảnh Trung Quốc không ngừng gia tăng nỗ lực để đối phó với các kế hoạch của Mỹ triển khai máy bay F-22 và F-35 tại khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Nếu sự lựa chọn J-20 được xác nhận, nó sẽ đánh dấu cái kết cho quá trình tranh cãi kéo dài giữa những người ủng hộ cho J-20 và những ý kiến nhận định, FC-31 mới là loại máy bay phù hợp với tàu sân bay nhất.

Nhiều chuyên gia đánh giá, J-20 hiện đại và đáng tin cậy hơn FC-31; trong khi FC-31 được cho là nhẹ và linh hoạt hơn.

"Cả J-20 và FC-31 đều có lợi thế riêng của mình. Kích cỡ của J-20 tương tự như J-15 do cả hai đều là các máy bay hạng nặng rất mạnh mẽ", ông Song Zhongping, một nhà bình luận quân sự cho đài Hong Kong Phoenix chỉ ra. Theo ông, FC-31 có thể được phát triển thành mẫu máy bay chuyên chở kích cỡ trung bình trợ giúp cho J-20 trong tương lai.

Tuy nhiên, một nguồn tin quân đội khác thân cận với Hải quân Trung Quốc khẳng định, trong vài năm tới, gần như không thể phát triển cả hai mẫu máy bay cùng một lúc, đặc biệt khi nền kinh tế có xu hướng đi xuống do cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung vẫn tiếp tục leo thang.

9814b796-c88d-11e9-b4e3-f796e392de6b_1320x770_234907

Một máy bay J-15 hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh (ảnh: Tân Hoa Xã)

Nguồn tin trên cũng cho hay, tàu sân bay thế hệ mới của Trung Quốc sẽ được trang bị hệ thống phóng máy bay điện từ, giống như hệ thống có mặt trên các siêu tàu sân bay lớp Ford của Hải quân Mỹ. Điều đó cho phép quân đội Trung Quốc sử dụng các máy bay hạng nặng bởi vì nó mạnh hơn là hệ thống chạy bằng dầu diesel trên các tàu sân bay cũ.

"Vấn đề chính của J-20 không phải là trọng lượng mà là chiều dài. Nếu nó muốn trở thành máy bay phóng từ tàu sân bay, nó cần phải có kích thước ngắn hơn", nguồn tin chia sẻ với SCMP.

Theo một số chuyên gia quân sự Trung Quốc, các kỹ sư CAC đang nỗ lực để đưa ra một phiên bản ngắn hơn của J-20, để có thể phù hợp với hệ thống phóng máy bay mới. Hiện tại cả J-20 và F-31 vẫn phụ thuộc vào động cơ của Nga.


Động cơ sản xuất nội địa WS-15 được chủ đích thiết kế cho J-20 vẫn chưa đạt được các yêu cầu đề ra mặc dù đã trải qua hàng trăm cuộc thử nghiệm; trong khi đó, F-31 lại không có động cơ dành riêng.

Giới phân tích quân sự Trung Quốc nhận định, Bắc Kinh sẽ cần ít nhất một thập kỷ để phát triển các máy bay phóng đi từ tàu sân bay thế hệ mới; do đó, J-15 sẽ vẫn được sử dụng trong ít nhất một, thậm chí là hai thập kỷ tới.

Mẫu phi cơ J-15 có chuyến bay chính thức đầu tiên vào năm 2009 và bắt đầu phục vụ từ năm 2012. Đây là máy bay duy nhất có mặt trên tàu sân bay Liêu Ninh và sẽ tiếp tục hiện diện trên tàu sân bay Type 001A khi nó chính thức nhận nhiệm vụ vào cuối năm nay.

Phương Đỗ

NỔI BẬT TRANG CHỦ