(Tổ Quốc) - Những người ủng hộ hiệp ước kiểm soát vũ khí quan trọng giữa Hoa Kỳ và Nga đang gây áp lực lên chính quyền Trump để gia hạn hiệp ước này khi thời hạn một năm đang ngày càng cận kề.
Các nhà lập pháp dân chủ, những người ủng hộ kiểm soát vũ khí và ít nhất một thành viên đảng Cộng hòa đã đưa ra một loạt các tuyên bố trong tuần này kêu gọi Tổng thống Trump gia hạn Hiệp ước New START, mà họ sợ rằng ông sẽ để nó sụp đổ.
Liệu chiến dịch gây sức ép này của họ có hiệu quả không thì là một câu hỏi khác.
Chính quyền Mỹ chậm hành động
Các quan chức chính quyền Mỹ cho biết họ muốn cập nhật hiệp ước này bằng cách bổ sung thêm Trung Quốc và mở rộng nó bao trùm nhiều loại vũ khí mới. Tuy nhiên, họ không có động thái rõ ràng nào về các cuộc đàm phán khi thời hạn thỏa thuận hết hạn đang dần trôi.
Cố vấn an ninh quốc gia Robert O'Brien cho biết trong tuần qua các cuộc đàm phán kiểm soát vũ khí với Nga sẽ bắt đầu sớm.
"Chúng tôi sẽ sớm bắt đầu đàm phán về kiểm soát vũ khí và về vấn đề hạt nhân, điều mà bạn biết, quan trọng đối với sự an toàn của thế giới, đối với mọi quốc gia, không chỉ Mỹ và Nga", ông O'Brien cho biết trong một bài phát biểu tại Trung tâm quốc tế Meridian.
Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới (New START) là cho hiệp ước lớn cuối cùng ràng buộc kho vũ khí hạt nhân của Mỹ và Nga.
Thỏa thuận này, được chính quyền Obama đàm phán, quy định số lượng đầu đạn hạt nhân được triển khai ở mỗi quốc gia có thể có ở mức 1.550. Cũng có những hạn chế trong việc triển khai vũ khí, như tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, loại có thể mang theo đầu đạn hạt nhân. Hiệp ước này cũng quy định về chế độ xác minh, bao gồm 18 cuộc kiểm tra tại các cơ sở mỗi năm.
Thỏa thuận này sẽ hết hạn vào ngày 5 tháng 2 năm 2021, nhưng có thể lựa chọn gia hạn thêm năm năm sau đó.
Nga đã đề nghị gia hạn hiệp ước ngay lập tức mà không cần điều kiện tiên quyết. Trung Quốc, trong khi đó, đã từ chối tham gia các cuộc đàm phán.
Những người ủng hộ kiểm soát vũ khí đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về New START kể từ khi Trump năm ngoái rút khỏi một hiệp ước vũ khí riêng với Nga, được gọi là Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF).
Sự sụp đổ của Hiệp ước INF đã khiến New START trở thành hiệp ước đơn độc cuối cùng còn hạn chế vũ khí hạt nhân giữa Mỹ và Nga, và nếu ông Trump để New START hết hạn có nghĩa là hai cường quốc hạt nhân lớn nhất thế giới không còn ràng buộc pháp lý nào đối với kho vũ khí của họ, lần đầu tiên sau 5 thập kỷ, những người ủng hộ cảnh báo.
Ngày hết hạn của New START diễn ra vài tuần sau ngày nhậm chức tổng thống tiếp theo, có nghĩa là quyết định gia hạn có thể để lại cho người kế nhiệm ông Trump, nếu ông bị đánh bại vào tháng 11. Các ứng cử viên chính của đảng Dân chủ - bao gồm cựu Phó Tổng thống Joe Biden; cựu Thị trưởng South Bend Pete Buttigieg; Thượng nghị sĩ Bernie Sanders; và Thượng nghị sĩ Elizabeth Warren đều ủng hộ việc gia hạn hiệp ước.
Nhưng nó không rõ liệu tổng thống mới có đủ thời gian để hành động hay không. Nga đã nói rằng họ sẽ không chờ đợi đến phút cuối để gia hạn hiệp ước.
Tôi nghĩ chắc sẽ có đủ thời gian, nhưng tôi không biết chắc chắn, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Hạ viện Adam Smith Cho biết.
Smith nói rằng điều cấp bách là các nhà lập pháp cần gây sức ép buộc chính quyền Trump phải ở lại hiệp ước, nhưng thừa nhận họ chỉ có thể làm được như vậy.
Phe ủng hộ liên tục hành động
Những người ủng hộ gia hạn hiệp ước đã đưa ra một loạt các tuyên bố trong tuần qua khi thỏa thuận này bước ngày kỷ niệm lần thứ chín và tiến vào năm cuối cùng trước khi hết hạn.
Nếu ông Donald Trump cho phép New START hết hạn, sẽ không có sự kiềm chế, không kiểm tra, không xác minh bất kỳ hoạt động hạt nhân nào của Mỹ và Nga lần đầu tiên kể từ năm 1972, Derek Johnson – giám đốc điều hành nhóm ủng hộ xóa sổ vũ khí hạt nhân Global Zero - cho biết trong một tuyên bố tám đoạn. "Cả hai quốc gia sẽ được tự do chế tạo nhiều vũ khí hạt nhân hơn, không có nghĩa vụ phải tuyên bố, trưng bày hoặc kiểm soát bất kỳ ai trong số họ. Sẽ trở lại những ngày nguy hiểm nhất của Chiến tranh Lạnh, và an ninh của toàn hành tinh rơi vào thế lửng lơ".
Mặc dù việc đưa thêm Trung Quốc và các hệ thống vũ khí mới của Nga vào thỏa thuận là những mục tiêu đáng giá, nhưng ông Johnson nói thêm, "Điều đó sẽ không xảy ra trừ khi hệ thống kiềm chế và xác minh hiện tại được duy trì và củng cố".
Giám đốc điều hành Hiệp hội kiểm soát vũ khí Daryl Kimball cũng cảnh báo tương tự trong tuyên bố của mình rằng một bước đi sai về New START sẽ "mở ra cánh cửa cho cạnh tranh hạt nhân không bị ràng buộc mà Tổng thống Trump nói rằng ông ấy muốn tránh".
Tại Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Eliot Engel và thành viên cấp cap của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Bob Menendez đã đưa ra một tuyên bố chung kêu gọi ông Trump gia hạn hiệp ước.
Đây là lúc để Tổng thống Trump lắng nghe lý do, chuyên môn và các đồng minh của chúng tôi, những người công nhận hiệp ước này là một trụ cột không thể thiếu của an ninh, theo ông Engel và Menendez.
Thượng nghị sĩ Chris Van Hollen và Todd Young - đồng ủng hộ một nghị quyết ủng hộ gia hạn New START, cũng đưa ra tuyên bố. "Với các mối đe dọa hạt nhân từ Nga và nổi lên từ Trung Quốc, điều tối quan trọng là chúng ta phải hợp tác để hạn chế các mối đe dọa do chiến tranh hạt nhân gây ra và mở rộng Hiệp ước New START".
Tuy nhiên, nhiều đồng minh đảng Cộng hòa của ông Trump trong Quốc hội phản đối hiệp ước, cho rằng hiệp ước này hạn chế chính Hoa Kỳ khi Trung Quốc không bị hạn chế vì không phải là thành viên, còn Nga bị nghi ngờ về việc tuân thủ đầy đủ thỏa thuận này khi họ được cho là đã vi phạm Hiệp ước INF trước khi Mỹ rút đi.