(Tổ Quốc) - Tờ newsweek đưa tin, Mỹ vừa thử tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) trước một ngày thỏa thuận hạt nhân với Nga hết hiệu lực.
Mỹ bất ngờ thử tên lửa liên lục địa
Bộ tư lệnh tấn công toàn cầu Không quân Mỹ đã phóng thử một tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) vào sáng ngày 5/2 từ Căn cứ không quân Vandenberg, California. Vụ thử này lần đầu tiên diễn ra từ căn cứ thuộc Không quân Mỹ. Đây là lần thử nghiệm đầu tiên kể từ khi đơn vị này chính thức trở thành một phần trong Lực lượng Không gian Mỹ mới thành lập vào cuối tháng 12/2019.
"Chúng tôi rất tự hào đã hoàn thành chiến dịch này với đối tác sứ mệnh lâu năm của chúng tôi - Tư lệnh Bộ tư lệnh không quân tấn công toàn cầu", tướng Kris Barcom – Chỉ huy trưởng đơn vị tác chiến 30 cho biết trong một tuyên bố.
"Chúng tôi luôn cố gắng thực hiện cuộc thử nghiệm này giống như một nỗ lực tiếp tục đảm bảo sự mạnh mẽ, an toàn và đáng tin cậy trong chương trình tên lửa đạn đạo liên lục địa. Nhiều chương trình không gian sẽ tiếp tục trong thời gian tới", ông Kris Barcomb cho biết.
Các vụ thử như vậy đều có kế hoạch từ trước mặc dù dường như có trùng với các sự kiện thế giới liên quan. Trong trường hợp tiến hành vụ thử vào ngày 5/2, sự kiện này đã trùng vào thời điểm một năm trước thời hạn gia hạn Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới (START) – hiệp định không phổ biến vũ khí hạt nhân nhằm điều chỉnh kho vũ khí của Mỹ và Nga.
Tờ newsweek cho biết, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhiều lần kêu gọi Tổng thống Trump cùng tiếp tục đàm phán Hiệp ước New START và trong tháng 12, ông Putin đã thông báo ông sẵn sàng ngay lập tức gia hạn hiệp ước này mà không cần bất kỳ điều kiện tiên quyết nào. Hiệp ước cho phép gia hạn kéo dài trong 5 năm mà không cần phải có sự chấp thuận của của QUốc hội cả hai nước.
Trong bối cảnh trước khi năm gia hạn hiệp ước kết thúc, Tổng thống Putin đã yêu cầu Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov tham gia thỏa thuận tại Washington cùng với Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo vào tháng 12. Tuy nhiên, sứ mệnh của Ngoại trường Lavrov đã không thành bởi vì Ngoại trưởng Pompeo đưa ra lập luận trong thời điểm đó rằng thỏa thuận START cần phải được mở rộng, bao gồm các quốc gia khác cùng tham gia là Trung Quốc và bổ sung thêm các loại vũ khí mới.
Ai sẽ giành chiến thắng trong cuộc đua hạt nhân?
Hiệp ước START đã ký lại mới nhất vào năm 2010. Hiệp ước nhằm giới hạn việc triển khai ICBM và hạn chế con số sản xuất máy bay ném bom hạt nhân hạng nặng lên 700.
Theo newsweek, nếu thỏa thuận này thất bại thì Mỹ và Nga sẽ không còn hiệp ước không phổ biến hạt nhân nào nữa. Mỹ lần đầu tiên rút khỏi Hiệp ước tên lửa chống đạn đạo vào năm 2002 và quyết định rút khỏi nhóm lực lượng hạt nhân tầm trung vào cuối tháng 8. Điều này khiến Tổng thống Putin đã cho rằng Mỹ đang theo đuổi lá chắn tên lửa toàn cầu và triển khai tên lửa tầm trung. Tổng thống Nga từng cảnh báo điều này đang làm suy yếu an quốc gia Nga.
Lãnh đạo Nga cũng đã nỗ lực nhằm hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân và kho vũ khí trong nước. Phản ứng việc gia tăng cơ sở hạ tầng quân sự Mỹ tại các quốc gia Đông Âu cùng với liên minh quân sự phương Tây của NATO, Nga đã phát triển và triển khai một số vũ khí công nghệ cao và vũ khí siêu thanh với khẳng định nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công bất ngờ gây bất ổn an ninh quốc gia.
Tuy nhiên, Tổng thống Putin bác bỏ cáo buộc của Mỹ rằng, Moscow đã phát triển vũ khí vi phạm Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) trước khi Washington rút khỏi thỏa thuận.
Trong khi Lầu Năm Góc đang nỗ lực phát triển các thiết bị vũ khí siêu thanh thì Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ John Rood đã thông báo ngày 3/2 về việc phát triển quân sự khác, bao gồm việc triển khai đầu đạn hạt nhân năng suất thấp W76-2. Những vũ khí như vậy có sức công phá ít hơn đầu đạn hạt nhân tiêu chuẩn nhưng phát nổ có lực mạnh gấp hàng trăm lần so với vũ khí thông thường mạnh nhất. Washington đã cáo buộc Moscow theo dõi hoạt động triển khai của nước này. Trong tuyên bố, ông Rood cho biết việc triển khai diễn ra nhằm đáp ứng với các phản ứng các thách thức trong bối cảnh Nga cũng đang phát triển vũ khí năng suất thấp.
Phía Moscow bác bỏ động thái này.
"Chúng tôi đang phản ứng với điều này cùng với lo lắng nghiêm trọng không phải bởi vì chúng tôi nhìn thấy các thách thức từ an ninh quốc gia mà bởi vì vấn đề an ninh cần phải đảm bảo thông qua các vũ khí sẵn sàng nhằm đối phó với mọi tình huống có thể xảy ra", Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov cho biết vào ngày 5/2.
Ông Sergey Ryabkov cảnh báo rằng, việc triển khai W76-2 cho thấy Mỹ có vẻ như đang muốn tiến tới một cuộc chạy đua hạt nhân năng suất thấp và muốn chiến thắng sau tất cả.