• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Chốt S-400, NATO phải “làm ngơ” Thổ - Nga tiến lại

Thế giới 28/11/2017 21:11

(Tổ Quốc) - Việc kết nối một quốc gia Hồi giáo có ảnh hưởng như một đồng minh thân cận có sức nặng hơn là chỉ trích thỏa thuận tên lửa vừa qua giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Moscow.

Việc kết nối một quốc gia Hồi giáo có ảnh hưởng như một đồng minh thân cận có sức nặng hơn là chỉ trích thỏa thuận tên lửa vừa qua giữa Thổ Nhĩ Kỳ với Moscow, các quan chức hàng đầu ở Brussels cho hay.

Một quan chức cao cấp của NATO nói rằng liên minh này không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận quyết định của Thổ Nhĩ Kỳ mua một hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến của Nga - một động thái đã làm căng thẳng thêm mối quan hệ giữa các đồng minh NATO và Thổ Nhĩ Kỳ -vốn đã bị tổn thương.

Thương vụ S-400  đánh dấu bước ngoặt mới trong quan hệ Nga - Thổ Nhĩ Kỳ.

Tướng Petr Pavel đến từ Cộng hòa Séc - Chủ tịch Ủy ban Quân sự của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)- một quan chức hàng đầu về chính sách và chiến lược của NATO tại trụ sở Brussels, nói với US News bên lề hội nghị an ninh hồi đầu tháng này rằng, “Chúng tôi cần nhìn tình huống này theo một cách thực tế”. “Liệu chúng tôi có tẩy chay Thổ Nhĩ Kỳ về một số vấn đề hay không, trong khi cùng thời điểm này chúng tôi biết Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng thảo luận về những nội dung này? Điều trên (việc tẩy chay Thổ Nhĩ Kỳ) sẽ là không khôn ngoan".

NATO lo ngại S-400

Sau vụ đảo chính quân sự thất bại ở Thổ Nhĩ Kỳ năm ngoái và chiến dịch truy lùng sau đảo chính của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan, các nhà phân tích đã lo ngại rằng Ankara đang ngày càng xa rời các đối tác phương Tây, trong khi xích lại gần hơn các chính phủ cứng rắn như Nga và Iran.

Thương vụ hệ thống tên lửa S-400, điều Thổ Nhĩ Kỳ đã chính thức lên tiếng chốt tiến trình mua bán hồi đầu tháng này, đã dấy lên “sự đau đầu” đối với các thành viên của liên minh phương Tây vì hai lý do: Về quân sự, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ dựa vào một hệ thống vũ khí hạng nặng mới không tương thích với các kho vũ khí chung của các nước NATO. Và về mặt chính trị, thương vụ này sẽ mang tới hàng trăm triệu USD làm ăn kinh doanh với Nga – điều vi phạm các lệnh trừng phạt mới mà Quốc hội và chính quyền Mỹ đang áp đặt với Moscow.

NATO đang chờ đợi một thông báo chính thức từ Thổ Nhĩ Kỳ rằng họ đã mua tấm chắn phòng thủ tầm xa S-400 từ Nga – điều Ankara đã thông báo rằng họ sẽ đưa ra. Sau đó, khối này sẽ bắt đầu đánh giá về những hệ lụy của vấn đề trên.

Vị thế đồng minh của Thổ Nhĩ Kỳ

Ông Pavel đã chỉ ra tầm quan trọng của Thổ Nhĩ Kỳ với tư cách một đồng minh của NATO, không chỉ bởi vùng địa lý của nó ở khu vực biên giới của Iraq, Syria và Iran, mà nước này còn là nguồn lực cung cấp quân đội lớn thứ hai của liên minh. Thổ Nhĩ Kỳ cũng là quốc gia duy nhất có đa số dân theo Hồi giáo thuộc liên minh 29 quốc gia NATO.

Ông Pavel cho biết ông đã nói chuyện với người đứng đầu của Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ ngay sau khi tin tức về thỏa thuận S-400 được công bố.

"Có một sự đồng thuận chung về phía Thổ Nhĩ Kỳ cũng như phía chúng tôi để thảo luận về tất cả các vấn đề có thể xảy ra.Tôi tin rằng, cho tới bây giờ, vẫn luôn có sự sẵn sàng đủ để giải quyết những nội dung này một cách thành công. Chúng tôi sẽ tìm ra một giải pháp cho tình huống hiện tại", Pavel nói.

Một số nhà quan sát tin rằng thỏa thuận tên lửa hạng nặng trên là động thái mới nhất của Tổng thống Nga Vladimir Putin nhằm gây ảnh hưởng bên trong liên minh NATO, một di sản từ thời Chiến tranh Lạnh và đã được thổi nguồn động lực mới sau vụ tấn công khủng bố ngày 11 tháng 9 năm 2001 vào tòa tháp đôi Mỹ.

Từ sau năm 2001, NATO đã đẩy mạnh nhiều hoạt động tại Afghanistan, Libya, Somalia và những nơi khác. Phía Nga thường tuyên bố rằng liên minh này đang chuẩn bị sẵn sàng cho các cuộc tấn công phủ đầu vào lãnh thổ Nga và phía Nga cũng nói rằng NATO sẽ không thể trợ giúp các nước thuộc Liên bang Sô viết cũ – dù họ có gia nhập khối này - trong trường hợp bị tấn công.

Đáng chú ý, thỏa thuận về vũ khí S-400 trên theo sau những diễn biến Thổ Nhĩ Kỳ xúc tiến mở rộng quan hệ với Nga, cũng như Iran, về tình hình xung đột tại Syria, bao gồm các cuộc đàm phán tại Astana, Kazakhstan (không có sự tham gia của Mỹ) để lên kế hoạch cho tương lai chính trị của đất nước bị chiến tranh tàn phá này.

"Nga đang cố gắng theo cách nào đó, thậm chí có thể bị nhận ra, để gây ảnh hưởng bên trong liên minh NATO và để  thúc đẩy sự bất đồng trong khối", Pavel nói. "Thổ Nhĩ Kỳ ở Astana, tôi tin rằng, với một tư tưởng rất thực tế. Họ (Thổ Nhĩ Kỳ) muốn giải quyết các vấn đề và hiểu được cách tốt nhất là đưa các bên quan trọng tiến lại gần nhau".

(Theo US News)

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ