(Tổ Quốc)- Theo dự kiến, trong tháng 10 này Bộ GDĐT sẽ ban hành khung chương trình giáo dục phổ thông mới, trên cơ sở đó sẽ tổ chức biên soạn sách giáo khoa và hướng dẫn cơ sở giáo dục lựa chọn và sử dụng sách, đồng thời, Bộ cũng ban hành chuẩn nghề nghiệp giáo viên sư phạm, các chương trình đào tạo bồi dưỡng đi kèm và tổ chức đào tạo bồi dưỡng giáo viên.
- 01.10.2018 SGK sẽ như thế nào sau khi công bố khung chương trình giáo dục phổ thông mới?
- 06.05.2018 Chương trình giáo dục phổ thông mới: Lớp đông khó đảm bảo chất lượng
- 04.05.2018 Thực nghiệm chương trình giáo dục phổ thông mới: Kém hiệu quả khi giáo viên không chịu đổi mới
- 19.01.2018 Bộ GD&ĐT: Bảy bước để đưa Chương trình giáo dục phổ thông mới vào áp dụng
- 04.10.2017 Chính phủ đồng ý lùi chương trình giáo dục phổ thông tổng thể
Liên quan đến chương trình giáo dục phổ thông mới và chất lượng của đội ngũ giáo viên trước yêu cầu đổi mới giáo dục, ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ GDĐT vẫn trăn trở, trẻ học kiến thức trong sách nhưng chưa gắn với thực tiễn.
Học sinh trải nghiệm thực tế để hiểu hơn về lý thuyết (ảnh minh họa: báo Tuyên Quang)
Trước câu hỏi liệu chương trình giáo dục phổ thông mới của Việt Nam sẽ như thế nào bởi hiện tại, chương trình phổ thông của Việt Nam được nhiều người cho rằng vẫn nặng đối với học sinh. Trả lời vấn đề này trên báo Dân trí, ông Nguyễn Xuân Thành cho rằng chương trình nặng là do cách sắp xếp chương trình cồng kềnh, có sự trùng lặp kiến thức giữa các cấp học; cách truyền tải và phương pháp dạy học, cùng đó là cách dạy của giáo viên theo thói quen là chỉ dạy mọi thứ bắt nguồn từ sách giáo khoa… chứ chương trình của Việt Nam so với các nước phương Tây là tương đương nhau, "chỉ khác là người ta sắp xếp vào cái vali nhẹ nhàng thì mình do xếp không đúng cách nên phải nhét vào thùng cotton".
Băn khoăn về chất lượng đội ngũ giáo viên có đáp ứng được những yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới cũng được ông Thành chia sẻ, các giáo viên đã được thông báo và chuẩn bị tinh thần để thực hiện thay đổi từ năm 2014 nhưng về kỹ năng thực hành thì vẫn còn nhiều tồn tại, và vì việc tập huấn trực tiếp không xuể nên hiện phải triển khai các phương án khác để truyền tải kỹ năng thực hành tới các giáo viên như thực hiện tập huấn trên mạng, trao đổi phương pháp dạy học, giáo viên hỏi đáp trực tiếp về hoạt động dạy học, làm bài thu hoạch...
Thêm vào đó, để tạo động lực cho giáo viên tiếp cận và thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới một cách hiệu quả, ông Thành cho rằng cần có những cơ chế quản lý, giám sát sòng phẳng, công bằng, khách quan, trong đó nhấn mạnh đến vai trò của người hiệu trưởng. Tuy nhiên quan trọng nhất vẫn là tất cả mọi người đều phải nỗ lực thì mới hy vọng thực hiện những thay đổi này đạt hiệu quả.