• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

CNN: Sức hút chiến thắng của ông Biden ra tín hiệu ý nghĩa với thế giới

Thế giới 09/11/2020 11:14

(Tổ Quốc) - Chiến thắng của ông Joe Biden trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020 sẽ bắt đầu sự thay đổi chiến lược trong quan điểm của Mỹ đối với thế giới.

Theo CNN, việc ông Biden sẽ vào Nhà Trắng vào năm 2021 thúc đẩy, hứa hẹn mang đến sự an toàn cho thế giới. Tổng thống đắc cử Biden đã lên tiếng về việc kết nối tình bạn của Mỹ với các đồng minh mạnh mẽ hơn đồng thời mang đến những điều tốt đẹp hơn cho hành tinh này. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định, chính sách ngoại giao của Mỹ vẫn còn đối mặt với nhiều thách thức hơn ông nghĩ.

CNN: Sức hút chiến thắng của ông Biden ra tín hiệu ý nghĩa với thế giới - Ảnh 1.

Tổng thống đắc cử J. Biden.

Hiện tại đã có nhiều thay đổi so với thời ông Biden còn làm phó Tổng thống trong chính quyền cựu Tổng thống Obama. Sau 4 năm nhiệm kỳ của Tổng thống Trump, các thay đổi đã khiến mọi thứ đi xa hơn.

Chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2020, Tổng thống đắc cử Biden hứa hẹn có nhiều khác biệt, đảo ngược các chính sách gây nhiều tranh cãi của Tổng thống Trump, bao gồm các vấn đề biến đổi khí hậu và thúc đẩy sự gần gũi nhiều hơn với các đồng minh Mỹ. Tại Trung Quốc, ông Biden khẳng định sẽ tiếp tục lập trường cứng rắn của Tổng thống Trump về thương mại, vấn đề sở hữu trí tuệ và cưỡng chế các hành vi thương mại bằng cách hợp tác thay vì gây căng thẳng giống như cách ông Trump đã làm.

Đối với vấn đề Iran, ông Biden hứa hẹn Tehran sẽ có cách thoát khỏi các lệnh trừng phạt nếu nước này tuân thủ thỏa thuận hạt nhân đa quốc gia từng duy trì trong chính quyền cựu Tổng thống Obama. Và với NATO, ông Biden nói rằng sẽ cố gắng xây dựng lại niềm tin, xóa tan các lo lắng thách thức.

Đây được xem là những thứ dễ làm hài lòng mọi người đối với chính trị gia kỳ cựu - người từng nhiều năm làm chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ. Nối bước truyền thống sự lãnh đạo toàn cầu của Mỹ, ông Biden là người ủng hộ sự can thiệp của Mỹ vào Balkans và Darfur mặc dù không có được thành công đồng thời thúc đẩy quá trình không phổ biến hạt nhân. Tuy nhiên, đánh giá tầm nhìn chính sách ngoại giao của ông Biden, theo các chuyên gia, là chưa hề ổn. Trong 4 năm, các quốc gia tại châu Âu, Trung Đông và nhiều quốc gia khác đã phải trải qua nhiều tình huống đảo ngược.

Ông Biden hiện tại vẫn có thể đối mặt với các thách thức phía trước. Mối quan hệ giữa Washington với các đồng minh truyền thống đã giảm đi và các thách thức trật tự thế giới sẽ khiến chính quyền tổng thống mới đắc cử ắt hẳn sẽ phải có chiến lược mới xét lại các vấn đề này.

Thổ Nhĩ Kỳ sẽ là một trong số các vấn đề quan tâm đối với chính quyền Tổng thống đắc cử Biden. Ankara hiện đang liên quan đến các xung đột Syria, Libya và Armenia và thậm chí các căng thẳng leo thang với Hy Lạp và Pháp. Mong muốn của ông Trump tách rời khỏi khu vực này đã bật tín hiệu với ông Erdogan rằng Mỹ sẽ không dẫn đầu các đồng minh kiềm chế Ankara. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã mua vũ khí của Nga và gia tăng các ảnh hưởng lợi ích ở Trung Đông trong thời gian gần đây. Điều đó đã gây ảnh hưởng đến quan hệ Thổ - Mỹ.

Trong thời gian tới, chính quyền đắc cử của ông Biden sẽ phải có các chiến lược mới đối phó với tình hình hiện tại về quan hệ giữa Mỹ với Thổ Nhĩ Kỳ nói riêng và Trung Đông nói chung.

Dưới thời cựu Tổng thống Obama, Mỹ từng rời xa các đối tác Trung Đông của Mỹ - Tổng thống Zine El Abidine Ben Ali ở Tunisia và Tổng thống Hosni Mubarak ở Ai Cập, khiến các đồng minh Trung Đông khác của Mỹ từng lo sợ họ cũng có thể bị loại. Washington cũng đã rút quân đội ra khỏi Iraq trước khi Tổng thống Trump lên nắm chính quyền.

Ngược lại lập trường cứng rắn của Tổng thống Trump đối với Iran đang tái khẳng định với các đồng minh vùng Vịnh rằng Mỹ đã "chống lưng" cho họ. Trước các lo ngại những bước đi sai lầm có thể gây ra cuộc chiến tranh, các đồng minh Mỹ đã mở rông quan hệ với Moscow và Bắc Kinh. Thời điểm hiện tại, Tổng thống đắc cử Biden sẽ phải thuyết phục các đồng minh Mỹ trở thành đối tác lâu dài ổn định đồng thời giải quyết mối đe dọa lâu dài bởi sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Vào thời điểm chính thức nhậm chức trong năm 2021, Tổng thống đắc cử Biden sẽ phải điều chỉnh chính sách của mình, không phải đi xa hơn và nhanh hơn mà có thể là lùi lại để có đủ các đồng minh phía sau Mỹ đi tới lộ trình mà ông sẽ vạch ra.

Giới quan sát nhận định một kế hoạch kiềm chế Iran trong thỏa thuận hạt nhân đa quốc gia mới thay thế cho Kế hoạch Hành động Toàn diện chung mà Tổng thống Trump đã bỏ qua. Bằng cách nào để ông Biden có thể thuyết phục Anh, Đức Và Pháp ủng hộ ông?

Trong khi đó, các vấn đề liên quan đến Nga và Trung Quốc, tất cả sẽ cũng phải xem xét lại trong chính quyền Tổng thống đắc cử Biden.

Thành công trong chính sách ngoại giao không chỉ phụ thuộc vào chiến thắng niềm tin của bạn bè, đồng minh hay sự phục tùng của kẻ thù mà còn liên quan đến việc xây dựng niềm tin quốc tế trong mục tiêu thống nhất nước Mỹ.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ