(Tổ Quốc) -Sáng nay, 29/5, Quốc hội nghe dự thảo tờ trình và thẩm tra về tờ trình dự án Luật Tố cáo sửa đổi.
- 22.05.2017 Dự thảo Luật Du lịch dự kiến sẽ được thông qua tại kỳ họp này
- 25.05.2017 Doanh nghiệp chủ động đề xuất đóng góp cho Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch
- 25.05.2017 Đại biểu Quốc hội ủng hộ Luật Du lịch sửa đổi
- 26.05.2017 Cần tạo đột phá cho Du lịch phát triển
- 29.05.2017 Tinh thần khởi nghiệp trong Luật Du lịch sửa đổi sẽ là bệ phóng cho DN
- 29.05.2017 Chiều nay, Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Luật Du lịch sửa đổi
Nhiều ý kiến đóng góp cho dự thảo này đã được đưa vào dự án Luật.
Phù hợp với tình hình hiện tại
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định, về hình thức tố cáo, qua thảo luận, Ủy ban Pháp luật còn hai loại ý kiến: tán thành với quan điểm của Chính phủ thể hiện trong dự án Luật là chỉ nên quy định hai hình thức tố cáo là bằng đơn và trực tiếp trên cơ sở kế thừa quy định của Luật hiện hành.
“Việc quy định như vậy nhằm tránh tình trạng lợi dụng tố cáo tràn lan, sai sự thật, ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của người bị tố cáo, gây khó khăn cho cơ quan nhà nước”- Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định cho biết.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Khắc Định. Ảnh: Nam Nguyễn |
Ngoài ý kiến trên, đa số ý kiến thành viên Ủy ban Pháp luật đề nghị bổ sung thêm các hình thức tố cáo khác như tố cáo qua bản fax, email, điện thoại, qua mạng thông tin điện tử… vì đây là các hình thức thông tin tiện lợi, phổ biến hiện nay.
Lý giải của Ủy ban Pháp luật còn cho hay, trong một số văn bản Luật hiện hành cũng ghi nhận các hình thức này, chẳng hạn Luật Phòng, chống tham nhũng; Bộ luật Tố tụng hình sự, Luật Giao dịch điện tử … Nhiều cơ quan, tổ chức cũng đã thiết lập đường dây nóng, hộp thư bạn đọc… để tiếp nhận thông tin phản ánh, tố cáo.
Về bảo vệ người tố cáo, Ủy ban Pháp luật đánh giá cao việc bổ sung vào dự thảo Luật các quy định về bảo vệ người tố cáo.
Tuy nhiên, các quy định này vẫn còn chung chung, chưa xác định rõ cơ quan nào chịu trách nhiệm chính trong việc bảo vệ người tố cáo; chưa làm rõ cơ chế phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trong công tác này; chưa đánh giá tác động của quy định này về phương thức, biện pháp bảo vệ, về nguồn nhân lực, kinh phí, phương tiện, cơ sở vật chất phục vụ cho việc bảo vệ người tố cáo.
Ủy ban này đề nghị, cơ quan soạn thảo cần tiếp tục nghiên cứu kỹ thêm để có quy định cụ thể, đầy đủ, dễ hiểu, dễ áp dụng nhằm bảo đảm tính khả thi của Luật.
Chấp nhận tố cáo nặc danh nhưng có bằng chứng
Cũng trong sáng nay, ông Nguyễn Khắc Định cho hay, về nội dung tố cáo nặc danh (đơn tố cáo không ghi họ tên, địa chỉ người tố cáo), đa số thành viên Ủy ban Pháp luật tán thành với dự thảo Luật là không quy định về giải quyết đối với đơn tố cáo nặc danh. Bởi tố cáo là quyền của công dân, để thực hiện quyền thì công dân phải nhân danh chính mình tham gia vào quan hệ pháp luật và phải chịu trách nhiệm nếu cố tình tố cáo sai sự thật.
Nếu quy định tiếp nhận và giải quyết đối với đơn tố cáo nặc danh sẽ gây khó khăn cho cơ quan, người có thẩm quyền trong việc xác minh, xử lý thông tin giải quyết tố cáo, gây tốn kém chi phí của nhà nước, dễ xảy ra tình trạng lợi dụng quy định để tố cáo tràn lan, sai sự thật...
Các Đại biểu Quốc hội tại hội trường. Ảnh: Nam Nguyễn |
Một số thành viên Ủy ban Pháp luật nhất trí về nguyên tắc là không xử lý đơn tố cáo nặc danh, nhưng Luật cần quy định rõ trường hợp tuy là đơn tố cáo nặc danh nhưng có gửi kèm theo chứng cứ, nội dung rõ ràng (như các tài liệu, vật chứng, ảnh, đoạn băng ghi hình, ghi âm…) thì cơ quan, người có thẩm quyền phải có trách nhiệm tổ chức việc xác minh, xử lý nhằm tránh bỏ lọt hành vi vi phạm pháp luật.
Việc tiếp nhận và xử lý đối với các trường hợp này cũng cần có quy định cụ thể, đặc thù, coi đây là việc phản ánh, tiếp nhận thông tin để bảo vệ pháp luật, không thuộc quy trình xử lý tố cáo./.