(Tổ Quốc)- Ngay trong phiên khai mạc Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV sáng 22/10, nhiều Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đã bày tỏ tin tưởng, kỳ vọng vào việc giới thiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước.
- 22.10.2018 Lấy phiếu tín nhiệm: Đại biểu Quốc hội sẽ đánh giá với tinh thần trách nhiệm, bảo đảm dân chủ, khách quan, công tâm
- 22.10.2018 Đoàn đại biểu Quốc hội đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
- 22.10.2018 Tuần đầu tiên kỳ họp thứ 6: Quốc hội tập trung cho công tác nhân sự, lấy phiếu tín nhiệm
Trước đó, tại Hội nghị Trung ương 8, Khóa XII, 100% đại biểu đã giới thiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khoá XIV.
Thỏa lòng mong mỏi của cử tri
Theo lịch trình, cuối giờ chiều nay 22/10, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thay mặt Ủy ban Thường vụ trình bày Tờ trình dự kiến nhân sự để Quốc hội bầu Chủ tịch nước.
Trong ngày mai, 23/10, Quốc hội bầu Chủ tịch nước, ngay sau đó, Chủ tịch nước tuyên thệ.
Theo ĐBQH đoàn Quảng Bình Nguyễn Ngọc Phương, kỳ họp này, vấn đề bầu và bổ nhiệm nhân sự mới, đặc biệt là bầu vị trí Chủ tịch nước là một hoạt động được cử tri và nhân dân rất quan tâm trong đợt tiếp xúc cử tri vừa rồi.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các ĐBQH trong phiên khai mạc sáng 22/10. Ảnh: Nam Nguyễn
"Trong việc giới thiệu nhân sự là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giữ chức danh Chủ tịch nước là việc làm mà lâu nay ý kiến cử tri đã kiến nghị, nhiều ĐBQH cũng đã có mong muốn như thế. Và lần này Ban chấp hành Trung ương đã giới thiệu nhân sự Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước, đó là việc làm thỏa lòng mong mỏi, ý kiến, kiến nghị của người dân, cử tri"- ông Nguyễn Ngọc Phương nói.
Ngoài ra, theo ông Nguyễn Ngọc Phương, với chức danh lãnh đạo của Đảng đồng thời là chỉ đạo của Chủ tịch nước sẽ rất thuận lợi trong quá trình thực hiện đường lối chủ trương của Đảng, có sự thống nhất, nhất quán giữa hai chức danh.
Phát huy hiệu quả trong việc phòng chống tham nhũng
Trong khi đó, theo ĐBQH Phạm Văn Hòa, đoàn Đồng Tháp, từ thời điểm Ban Chấp hành Trung ương giới thiệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để Quốc hội bầu Chủ tịch nước, qua dư luận, người dân rất hài lòng, đồng tình ủng hộ.
"Tôi rất kỳ vọng Tổng Bí thư làm Chủ tịch nước sẽ giữ vị trí quan trọng là nguyên thủ quốc gia xứng đáng với chức danh này và kỳ vọng Tổng Bí thư sẽ làm tốt công tác Đảng, Nhà nước và Quốc hội giao cho"- ĐBQH Phạm Văn Hòa chia sẻ.
ĐBQH đoàn Hà Nội Nguyễn Văn Chiến. Ảnh: Thái Linh
Với tư cách của một luật sư, ĐBQH đoàn Hà Nội, ông Nguyễn Văn Chiến chia sẻ, đây là vấn đề mà Hội nghị Trung ương 8 đã xem xét rất kỹ lưỡng, 100% các đại biểu đã tín nhiệm giới thiệu Tổng Bí thư để Quốc hội bầu cho chức danh Chủ tịch nước. Đây cũng là việc nhận được sự đồng thuận đông đảo cử tri.
Trong bối cảnh chúng ta đang thực hiện phòng chống tham nhũng hiện nay, Tổng Bí thư được bầu làm Chủ tịch nước sẽ đáp ứng yêu cầu đông đảo nhân dân cả nước và cử tri đang trông chờ vào một sự chỉ đạo quyết liệt. Từ đó phát huy hiệu quả trong việc phòng chống tham nhũng
ĐBQH đoàn Hà Nội Nguyễn Văn Chiến.
Trước đó, trả lời tại họp báo Quốc hội vào cuối tuần trước, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho hay, sau khi diễn ra nghi thức tuyên thệ của Chủ tịch nước, Tổng Bí thư- Chủ tịch nước có tổ chức họp báo hay không sẽ được cân nhắc. Việc này thuộc quyền của Chủ tịch nước./.