• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Đàm phán hạt nhân Mỹ-Iran ở Qatar kết thúc nhưng không đạt tiến triển

Thế giới 30/06/2022 19:46

(Tổ Quốc) - Cuộc đàm phán gián tiếp giữa Iran và Mỹ về thỏa thuận hạt nhân của Tehran với các siêu cường thế giới đã kết thúc mà không đạt được tiến triển như kỳ vọng.

Bắt đầu từ ngày 28/6, các cuộc đàm phán gián tiếp nhằm phá vỡ bế tắc liên quan thỏa thuận hạt nhân Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) đã diễn ra ở Qatar với vai trò điều phối của đặc phái viên EU, kết nối giữa Trưởng đoàn đàm phán Iran Ali Bagheri Kani và Đặc phái viên Mỹ Rob Malley.

Đàm phán hạt nhân Mỹ-Iran ở Qatar kết thúc nhưng không đạt tiến triển - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: AP

Các nhà ngoại giao cho biết cuộc đàm phán gián tiếp giữa Iran và Mỹ về thỏa thuận hạt nhân giữa Tehran với các siêu cường thế giới đã kết thúc mà không đạt được tiến triển như kỳ vọng trong bối cảnh khủng hoảng ngày càng gia tăng về chương trình hạt nhân của Cộng hòa Hồi giáo Iran.

Theo đánh giá của đặc phái viên của Liên minh châu Âu (EU) Enrique Mora, hai ngày đàm phán căng thẳng ở Doha chưa mang lại tiến bộ như EU đã hy vọng.

Cuộc đàm phán hai ngày ở Doha và nhiều tháng đàm phán ở Vienna đều không mang lại bất kỳ đột phá nào. Gần đây, các tín hiệu cho biết Iran đã đóng các camera, hạn chế khả năng giám sát của các thanh sát viên quốc tế và cho rằng nhiều khả năng, nước này đã làm giàu uranium số lượng lớn để có thể chế tạo ít nhất một quả bom hạt nhân nếu họ muốn.

Việc cả Iran và Mỹ đổ lỗi cho nhau sau thất bại nhiều lần ở các cuộc đàm phán, hiện vẫn chưa rõ khi nào những vòng đàm phán khác có khả năng diễn ra.

Đặc phái viên của Liên minh châu Âu (EU) Enrique Mora đã mô tả về "không khí căng thẳng" trong hai ngày hội đàm ở Doha.

"Thật không may, vẫn chưa đúng tiến trình mà EU với tư cách là điều phối viên đã hy vọng", ông Mora viết. "Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với sự khẩn trương hơn nữa để đưa thỏa thuận về đúng tiến độ, thúc đẩy nỗ lực hướng tới thỏa thuận không phổ biến vũ khí hạt nhân và ổn định khu vực", ông Mora nhấn mạnh.

"Không đạt được bất kỳ đột phá nào"

Nói về cuộc đàm phán, hãng thông tấn bán chính thức Tasnim của Iran mô tả cuộc đàm phán diễn ra trong vài giờ trước khi kết thúc và không có tác dụng phá vỡ những bế tắc trong suốt thời gian qua.

Hãng Tasnim nhận định lập trường của Mỹ không bao gồm đảm bảo đối với việc Iran hưởng lợi kinh tế từ thỏa thuận.

"Washington đang tìm cách khôi phục thỏa thuận nhằm hạn chế Iran không đạt được thành tựu kinh tế cho đất nước của chúng tôi. Điểm mấu chốt chính là các lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran", hãng Tasnim dẫn tin.

Sau báo cáo của hãng tin Tasnim, Người phát ngôn Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Iran Nasser Kanaani đã đưa ra tuyên bố mô tả cuộc hội đàm được tổ chức trong bầu không khí chuyên nghiệp và nghiêm túc. Sau đó, ông Nasser Kanaani khẳng định sẽ tiếp tục giữ liên lạc về lộ trình cũng như giai đoạn tiếp theo của cuộc đàm phán. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa rõ liệu vòng đàm phán khác về Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) sẽ diễn ra khi nào.

Phản ứng trước điều này, Đặc phái viên Mỹ về Iran ông Rob Malley đã nói chuyện về Iran thông qua ông Mora trong suốt cuộc hội đàm. Sau đó, ông Mora đã gửi tin nhắn tới các nhà đàm phán hạt nhân hàng đầu của Iran Ali Bagheri Kani.

Nhắc đến diễn biến cuộc họp trong suốt hai ngày qua, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Iran đã đưa ra các vấn đề hoàn toàn không liên quan đến JCPOA và cũng chưa sẵn sàng đưa ra quyết định cơ bản về việc muốn khôi phục thỏa thuận hay là chấm dứt nó.

"Các cuộc thảo luận gián tiếp ở Doha đã kết thúc và trong khi chúng tôi rất biết ơn EU vì những nỗ lực làm trung gian hòa giải thì lại không hài lòng với Iran, vì vậy không thể đạt được tiến bộ nào trong cuộc đàm phán lần này", Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết.

Vào năm 2015, Iran và các siêu cường trên thế giới đã nhất trí đi tới một thỏa thuận hạt nhân mang tên Kế hoạch hành động chung toàn diện JCPOA, trong đó Tehran cam kết hạn chế làm giàu uranium và Mỹ sẽ đảm bảo nới lỏng các lệnh trừng phạt kinh tế với nước này. Trong năm 2018, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định đưa Mỹ ra khỏi hiệp định, làm gia tăng căng thẳng trên khắp Trung Đông.

Kể từ khi thỏa thuận sụp đổ, Iran đã thực hiện chạy máy ly tâm tiên tiến và tăng nhanh các kho dự trữ làm giàu uranium. Tuy nhiên, Tehran vẫn tiếp tục hứng chịu các lệnh trừng phạt kinh tế mạnh mẽ .

Ông Henry Rome, nhà phân tích của Eurasia Group cho rằng động cơ để Washington và Tehran duy trì triển vọng đạt được thỏa thuận vẫn rất mạnh, ngay cả khi khả năng đạt được thỏa thuận vẫn rất ít. Vì lý do đó, chúng tôi hy vọng các bên sẽ nối lại đàm phán ở Doha trong tương lai gần, mặc dù chúng tôi không lạc quan về bước đột phá./.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ