• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Đâu là điều kiện để hình thành đám mây “đĩa bay” ở núi Bà Đen?

Khám phá 25/11/2022 19:00

(Tổ Quốc) - Hiện tượng đám mây có hình dạng như “đĩa bay” ở núi Bà Đen hoá ra là do các điều kiện này.

Vào ngày 24/11 vừa qua, những hình ảnh về hiện tượng ở trên núi Bà Đen (thuộc xã Thạnh Tân, thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh) đã thu hút nhiều sự chú ý của mọi người. Theo đó, hình ảnh đám mây lớn bao quanh đỉnh núi tạo ra khung cảnh kỳ thú.

Đám mây lớn xuất hiện bao quanh đỉnh núi Bà Đen, tạo hình thù giống một chiếc đĩa bay khiến cho nhiều người dân tò mò, thích thú.

Đâu là điều kiện để hình thành đám mây “đĩa bay” ở núi Bà Đen? - Ảnh 1.

Hiện tượng đám mây thấu kính xuất hiện trên đỉnh núi Bà Đen. Ảnh: Đỗ vinh Quan/Page Tây Ninh

Vậy, rốt cục hiện tượng đám mây kỳ lạ này xuất hiện là gì?

Theo đại diện của Hội Thiên văn Hà Nội (HAS), hiện tượng xuất hiện trên đỉnh núi Bà Đen thực chất là đám mây dạng thấu kính. Đây là đám mây có hình dạng tương tự với thấu kính, đứng yên và hình thành ở ác dãy núi cao. Trên thực tế, mây thấu kính được tách thành 3 loại, bao gồm Altocumulus, Stratocumulus và Cirrocumulus. Những đám mây này được hình thành tuỳ vào điều kiện thời tiết và địa hình.

Đâu là điều kiện để hình thành mây thấu kính?

Mây dạng thấu kính là những đám mây cố định hình thành trên tầng đối lưu. Điều kiện hình thành nên dạng mây này là gió, không khí ẩm và một ngọn núi.

Theo các chuyên gia, hiện tượng tự nhiên này hiếm gặp và chỉ xảy ra khi có luồng không khí nóng ẩm và ổn định di chuyển qua một ngọn núi cao. Theo đó, khi lên đỉnh núi, không khí được làm lạnh và có thể đạt tới điểm sương khiến hơi nước ngưng đọng hình thành mây.

Đâu là điều kiện để hình thành đám mây “đĩa bay” ở núi Bà Đen? - Ảnh 2.

Hình ảnh đám mây lạ ở núi Bà Đen được người dân địa phương chụp lại. Ảnh: Đỗ Vinh Quan/Page Tây Ninh

Ngoài ra, ngọn núi đóng vai trò giống như vật cản làm gián đoạn luồng không khí và tạo ra chuyển động xoáy. Kết quả là hình thành nên mây dạng thấu kính.

Trong điều kiện không khí di chuyển liên tục và ổn định, mây gần như đứng yên và xoáy tại chỗ. Do đó, không ít lần những đám mây dạng thấu kính bị nhầm lẫn với đĩa bay. Dù đám mây trông như cố định ở giữa không trung, nhưng thực chất hơi nước ở bên trong lại liên tục ngưng tụ và tan.

Theo các chuyên gia, mây thấu kính rất hiếm gặp. Trên thực tế, những đám mây kỳ lạ này thường xuất hiện ở dọc theo những dãy núi cao và tại chỗ khuất gió bên sườn núi. Đặc biệt, mây thấy kính dễ hình thành khi có dòng không khí khô và ẩm bay ngang qua các vật cản có kích thước lớn, chẳng hạn như ngọn núi, đồi…

Hiện tượng mây thấu kính tuy hiếm gặp nhưng từng được ghi nhận tại nhiều nơi trên thế giới.

Chẳng hạn, vào năm 2015, cơ quan dự báo thời tiết quốc gia Met Office, tiết lộ về hình ảnh đám mây thấu kính xuất hiện trên bầu trời Scotland. Ban đầu, đám mây này khiến không ít người dân nước này hoảng sợ vì nhầm tưởng đó là đĩa bay của người ngoài hành tinh.

Đâu là điều kiện để hình thành đám mây “đĩa bay” ở núi Bà Đen? - Ảnh 3.

Đám mây có hình dạng như đĩa bay xuất hiện ở Scotland vào năm 2015. Ảnh: Chris Murphy

Ngoài ra, mây thấu kính hình đĩa bay cũng từng xuất hiện ở nhiều nơi như Nhật Bản, Thụy Điển …

Đâu là điều kiện để hình thành đám mây “đĩa bay” ở núi Bà Đen? - Ảnh 4.

Đám mây thấu hính xuất hiện trên đỉnh núi Phú Sĩ (Nhật Bản) vào năm 2021. Ảnh: @planetx**/ Twitter

Trong khi đó, tại Việt Nam ít ghi nhận những đám mây thấu kính, bởi việc hình thành nên chúng còn phụ thuộc vào nhiều điều kiện về khí quyển, môi trường tại thời điểm đó.

Chính vì vậy, đám mây thấy kính xuất hiện trên đỉnh núi Bà Đen vào ngày 24/11 được các chuyên gia đánh gia là rất hiếp gặp.

Ngay sau hiện tượng lạ ở núi Bà Đen, vào ngày 25/11, hiện tượng mây thấu kính với hình dạng giống đĩa bay lại xuất hiện ở đỉnh núi Chứa Chan (thuộc huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai). Đám mây này xuất hiện rõ nét nhất vào buổi sáng, từ 6h20' – 7h20'.

Hiện tượng này khiến nhiều người dân địa phương bất ngờ và cho rằng thiên nhiên có nhiều điều kỳ thú.

Đâu là điều kiện để hình thành đám mây “đĩa bay” ở núi Bà Đen? - Ảnh 5.

Mây thấu kính xuất hiện trên đỉnh núi Chứa Chan (Đồng Nai) vào sáng 25/11. Ảnh: Người Đồng Nai

Núi Chứa Chan nằm cách TP HCM khoảng 110 km và cao 837 m so với mực nước biển. Đây chính là ngọn núi cao nhất ở Đồng Nai, và cao thứ hai ở Đông Nam Bộ (sau núi Bà Đen). Ngọn núii này cũng là địa điểm ưa thích của nhiều du khách thích trải nghiệm leo núi.

Nằm ở phía đông bắc của thành phố Tây Ninh, núi Bà Đen thuộc địa phận của xã Thạnh Tân và cách trung tâm thành phố 11 km. Với chiều cao 986 m, núi Bà Đen là ngọn núi cao nhất ở Nam Bộ. Ngọn núi này cũng là nơi thu hút nhiều du khách vì có cảnh núi non hùng vĩ và thảm thực vật phong phú.

Bài viết tham khảo nguồn: Brut, Spectrumnews1

Minh Hằng

NỔI BẬT TRANG CHỦ