• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

“Đấu trí” Nga Mỹ thổi bùng căng thẳng Triều Tiên trên bàn nóng LHQ

Thế giới 06/08/2017 10:20

(Tổ Quốc) - Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc (LHQ) đã tăng cường các lệnh trừng phạt mới được cho là “mạnh mẽ nhất từ trước đến nay” đối với Triều Tiên.

Đòn trừng phạt vào Triều Tiên

Nghị quyết do Mỹ soạn thảo cấm Triều Tiên xuất khẩu than, sắt, quặng sắt, chì, quặng chì và hải sản. Thêm vào đó, Mỹ cũng cấm các nước tăng số lao động Triều Tiên đang làm việc ở nước ngoài, cấm các liên doanh mới với Triều Tiên và những hoạt động đầu tư mới trong các liên doanh hiện nay. Biện pháp mới có thể cắt giảm một phần ba doanh thu xuất khẩu hàng năm trị giá ba tỷ USD của Triều Tiên. 

Tên lửa Triều Tiên. Ảnh: Reuters

 “Chúng tôi không lừa dối bản thân và cho rằng có thể giải quyết vấn đề Triều Tiên nhanh chóng. Không bao giờ có chuyện đó. Triều Tiên không bao giờ từ bỏ các thách thức đối với chúng tôi và ngày càng trở nên nguy hiểm”, Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley cho biết.

 “Cần phải tăng cường thêm các hành động. Mỹ cần phải tiếp tục các biện pháp phòng vệ nhằm bảo vệ bản thân và các đồng minh. Washington sẽ tiếp tục các buổi diễn tập quân sự chung thường niên cùng với Hàn Quốc”, bà Haley nói.

Theo bà Haley, Triều Tiên liên tục cho rằng Mỹ và Hàn Quốc làm gia tăng các căng thẳng trong các cuộc diễn tập quân sự chung. Trong khi đó, Trung Quốc và Nga cũng liên tục chỉ trích việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ tại Hàn Quốc.

Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc Liu Jieyi đã kêu gọi chấm dứt việc triển khai diễn tập và hỗ trợ quân sự giữa các nước. Ông Liu cũng yêu cầu từ phía Triều Tiên nên chấm dứt các hoạt động tên lửa và hạt nhân trong bối cảnh căng thẳng hiện tại.

Sức ép Mỹ thổi vào Trung Quốc

Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vassily Nebenzia bày tỏ hi vọng các tuyên bố gần đây của Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson là chân thành khi cho rằng Mỹ không hề có ý định muốn “phá vỡ” tình hình hiện tại hay ý định thống nhất tại bán đảo Triều Tiên cũng như không hề mong muốn can thiệp quân sự vào nước này.

Trong khi Liên Hợp Quốc đặt ra câu hỏi bằng cách nào để có thể giải quyết các khủng hoảng quốc tế khác bao gồm Syria thì cả 15 quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc vẫn còn giữ quan điểm thống nhất bán đảo Triều Tiên và mong muốn tiến tới các biện pháp mới đối với nước này theo tháng.

Liên quan đến các chương trình tên lửa đạn đạo và hạt nhân, Triều Tiên liên tục phải đối mặt với các lệnh trừng phạt từ Liên Hợp Quốc từ năm 2006. Các biện pháp mới vẫn tiếp tục duy trì đối với nước này bởi Bình Nhưỡng vẫn tiếp tục các vụ phóng tên lửa tầm cao và các vụ thử hạt nhân trong năm nay. Mỹ đã đàm phán với Trung Quốc trong 1 tháng nay về Nghị quyết mới này và tiến hành mở các cuộc đàm phán tại Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc vào ngày 4/8.

Chính quyền Tổng thống Donald Trump đã từng tỏ ra tức giận bởi vai trò khiêm tốn của Trung Quốc đối với Triều Tiên. Washington đã từng đe doạ tăng cường các sức ép thương mại vào Bắc Kinh và áp đặt lệnh trừng phạt vào các công ty Bắc Kinh có liên quan đến Bình Nhưỡng.

 “Chúng tôi đã có các cuộc thảo luận nóng trong tuần này. Tôi cho rằng, Trung Quốc đã nhận ra rằng Mỹ liên tục muốn tăng cường tối đa các biện pháp vào Triều Tiên. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã phản ứng và chúng tôi đánh giá cao các nỗ lực từ Trung Quốc trong các cuộc đàm phán”, bà Haley nói thêm.

Bàn về các biện pháp trừng phạt mới đối với Triều Tiên, ông Liu cho biết, Trung Quốc liên tục nỗ lực nhằm tiến tới phi hạt nhân hoá, hoà bình - ổn định tại bán đảo Triều Tiên và sẽ cố gắng tiến tới đàm phán có thể nhằm tiến tới việc chấm dứt chương trình hạt nhân tại nước này.

 “Chúng tôi liên tục thúc đẩy các biện pháp trừng phạt đơn phương nằm ngoài khung pháp lý của Nghị quyết Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc, ông Liu nói với báo chí.

Hợp tác Nga-Mỹ

Các nhà quan sát tỏ ra nghi ngờ về mối quan hệ căng thẳng hiện tại giữa Nga và Mỹ sẽ cản trở các đàm phán về vấn đề Triều Tiên. Vào ngày 2/8, Washington đã tăng cường các biện pháp trừng phạt đơn phương vào Moscow trong diễn biến cáo buộc Moscow liên quan trong bầu cử Mỹ 2016 và việc sáp nhập Crimea.

“Moscow không hề do dự khi tham gia vào vấn đề quan trọng hiện tại và sẽ cùng chung tay tìm các biện pháp hiệu quả nhất đối phó với Triều Tiên”, Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Nebenzia nói trên Reuters.

Nghị quyết mới của Liên Hợp Quốc cùng đã bổ sung thêm 9 cá nhân và 4 thực thể vào danh sách đen của Liên Hợp Quốc, bao gồm các ngân hàng liên doanh của Triều Tiên toàn cầu kèm theo lệnh cấm đi lại.

“Tôi cho rằng, Trung Quốc và Nga đã ký các lệnh trừng phạt với hi vọng Triều Tiên sẽ tiến tới các cuộc đàm phán trong thời gian tới. Tuy nhiên, Bình Nhưỡng sẽ cố gắng lẩn tránh các lệnh trừng phạt mới”, Chủ tịch của Hiệp hội Hàn Quốc tại New York Thomas Byrne cho biết.

Nghị quyết mới cũng tiến hành lệnh cấm xuất khẩu than của Triều Tiên. Than hiện là mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của Triều Tiên. Xuất khẩu than từng đem lại cho nước này 1 tỉ 200 triệu đô la Mỹ hồi năm ngoái.  Trung Quốc hiện là đối tác nhập khẩu than lớn nhất của Bình Nhưỡng hiện đã chấm dứt hoạt động nhập khẩu than của nước này.

Theo Liên Hợp Quốc, Triều Tiên mong đợi kiếm khoản 251 triệu đô la từ xuất khẩu sắt và quặng sắt, 113 triệu đô la Mỹ từ chì và quặng chì và 295 triệu đô la Mỹ từ xuất khẩu hải sản. Với lệnh trừng phạt này dự kiến cắt đi 1 tỷ đô la kim ngạch xuất khẩu hàng năm của Triều Tiên

Một nhà điều tra về nhân quyền tại Liên Hợp Quốc cho biết, Triều Tiên hiện có khoảng 50000 người lao động nước ngoài, chủ yếu là ở Nga và Trung Quốc, thu về khoảng 1.2 tỷ - 2.3 tỷ mỗi năm.

Cựu quan chức Bộ ngoại giao Mỹ Joseph DeThomas tỏ ra nghi ngờ về khả năng có thể tàn phá kinh tế nước này bởi chi có khoảng 1 tỷ đô la thu về từ lao động nước ngoài.

 “Bạn không thể mong muốn Triều Tiên chấp thuận các lệnh trừng phạt này. Hiện tại, sẽ vẫn phải còn một con đường dài để đạt được điều này”, ông DeThomas cho hay.

 (Theo Reuters)

 

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ