(Tổ Quốc) - Đẩy mạnh công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn T.P Hồ Chí Minh; Đồng Nai có 59 CLB nam giới nói không với bạo lực gia đình; Kiên Giang tập huấn kỹ năng nhận diện và ngăn chặn bạo lực gia đình là tin gia đình tiêu biểu tại các tỉnh Nam Bộ mới đây.
- 03.08.2020 Tạm dừng tổ chức Hội nghị tập huấn công tác gia đình 2020
- 27.07.2020 Tiền Giang đăng cai Ngày hội Gia đình tiêu biểu các tỉnh, thành phố miền Tây Nam bộ lần thứ II, năm 2020
- 23.07.2020 Kết quả hoạt động Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 năm 2020 trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh
- 21.07.2020 Cao Bằng: Triển khai thực hiện nghiêm túc các quy định pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình
- 18.07.2020 Hà Giang đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục về Luật Hôn nhân và gia đình, Luật phòng, chống bạo lực gia đình
Đẩy mạnh công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình trên địa bàn T.P Hồ Chí Minh
Căn cứ Chỉ thị số 08/CT-TTg ngày 04 tháng 02 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác phòng, chống bạo lực gia đình; Để đẩy mạnh công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình tại thành phố trong thời gian tới, Ủy ban nhân dân T.P Hồ Chí Minh yêu cầu Sở Văn hóa và Thể thao chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố tiếp tục thực hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030; Chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình.
Chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện tham mưu xây dựng kế hoạch, chương trình thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật về công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình; tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống, bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình Việt Nam, tổ chức hướng dẫn việc thực hiện các biện pháp phòng, chống, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về gia đình.
Đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, gia đình và cộng đồng về vị trí, vai trò của gia đình, giáo dục đạo đức lối sống trong gia đình, bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình. Phối hợp với cơ quan có liên quan và cơ quan truyền thông, báo chí tăng cường tuyên truyền chính sách pháp luật về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình; nêu gương người tốt việc tốt, lên án và phê phán các hành vi vi phạm pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình; biểu dương những tấm gương sáng điển hình có đóng góp tích cực cho công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình. Định kỳ hằng năm, tổ chức các hoạt động về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình nhân dịp kỷ niệm: Ngày Quốc tế Hạnh phúc 20/3, Ngày Gia đình Việt Nam 28/6, Tháng 6 - Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình, Ngày Thế giới xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ 25/11...
Bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ phụ trách công tác gia đình, cộng tác viên, tình nguyện viên, thành viên tổ tư vấn, người phụ trách địa chỉ tin cậy ở cộng đồng; lực lượng hòa giải ở cơ sở, kịp thời giải quyết mâu thuẫn, tranh chấp giữa thành viên trong gia đình nhằm ngăn ngừa bạo lực gia đình ở cơ sở.
Xây dựng cơ sở dữ liệu về gia đình; phòng, chống bạo lực gia đình, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin lĩnh vực gia đình.
Kiểm tra, rà soát, đánh giá tình hình thực hiện pháp luật, chính sách về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình. Phối hợp với các sở, ban, ngành, quận, huyện kịp thời xử lý các hành vi bạo lực gia đình theo quy định của pháp luật, có các biện pháp can thiệp, xử lý người có hành vi bạo lực gia đình, đặc biệt là những người thường xuyên tái diễn, phải thực hiện hòa giải, góp ý, phê bình trong cộng đồng dân cư, hoặc có thể bị áp dụng biện pháp giáo dục tại phường, xã, thị trấn; tiếp tục xét xử lưu động các vụ án về bạo lực gia đình có tội phạm nghiêm trọng đến đặc biệt nghiêm trọng tại địa bàn xảy ra vụ việc.
Đồng Nai có 59 CLB nam giới nói không với bạo lực gia đình
Theo Phòng Xây dựng nếp sống văn hóa và gia đình tỉnh, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh Đồng Nai có 618.367/618.574 hộ đăng ký xây dựng gia đình văn hóa, đạt tỷ lệ 99,96%.
Các huyện, thành phố đã duy trì hoạt động đều đặn các mô hình CLB, đội nhóm phòng, chống bạo lực gia đình; địa chỉ tin cậy trong cộng đồng. Toàn tỉnh có 793 CLB gia đình phát triển bền vững; 1.007 nhóm phòng, chống bạo lực; 59 CLB nam giới nói không với bạo lực gia đình… Việc triển khai hỗ trợ địa chỉ tin cậy tại cộng đồng và thu thập số liệu về gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình được triển khai đồng bộ về tận cơ sở.
Sở VH-TTDL đã có thông báo tổ chức liên hoan các CLB nam giới nói không với bạo lực gia đình năm 2020 đến các huyện và thành phố trên địa bàn tỉnh. Theo đó, liên hoan sẽ diễn ra vào ngày 18-9 tại Trường trung cấp Văn hóa - nghệ thuật Đồng Nai. Mỗi địa phương chọn 1 CLB tham gia. Sẽ có 3 phần: chào hỏi; thi tiểu phẩm và thi kiến thức (pháp luật và ứng xử, giải quyết tình huống). Ban tổ chức dự kiến trao 1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba, 6 giải khuyến khích cho các đơn vị có kết quả cao.
Kiên Giang tập huấn kỹ năng nhận diện và ngăn chặn bạo lực gia đình
Trong 02 ngày, từ 29 - 30/7/2020 tại Hội trường Bưu điện tỉnh Kiên Giang; Sở Văn hóa và Thể thao và Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tổ chức Hội nghị tập huấn công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình cho hơn 60 đại biểu là đại diện lãnh đạo Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện, thành phố; Ban Chủ nhiệm các Câu lạc bộ "Gia đình phát triển bền vững", "Gia đình hạnh phúc" trên địa bàn tỉnh.
Tại hội nghị, các đại biểu được trao đổi các chuyên đề: Kiến thức nhận diện các dạng bạo lực gia đình; kỹ năng ứng xử, ngăn chặn bạo lực gia đình; hướng dẫn thực hiện một ca tư vấn mẫu cho nạn nhận bạo lực gia đình; kiến thức giúp gia đình phòng, chống tác hại của Smartphnone và Iternet đối với trẻ em; thảo luận nhóm để đưa ra các tình huống, phân tích và đưa ra phương pháp, kỹ năng tư vấn.
Đây là một trong những hoạt động nằm trong kế hoạch phối hợp hàng năm giữa Sở Văn hóa và Thể thao và Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh về thực hiện công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình (PCBLGĐ); đồng thời hưởng ứng chủ đề năm 2020 "An toàn cho phụ nữ và trẻ em".
Qua buổi tập huấn, cán bộ Hội Phụ nữ ở cơ sở, Ban Chủ niệm các câu lạc bộ có thêm kiến thức, kỹ năng tuyên truyền PCBLGĐ; cách nhận diện các vụ việc, phát hiện sớm và bảo vệ an toàn cho nạn nhân. Từ đó, nâng cao nhận thức và vai trò của cán bộ Hội Phụ nữ, Ban Chủ nhiệm câu lạc bộ trong việc tuyên truyền, vận động hội viên, các hộ gia đình thực hiện tốt công tác xây dựng gia đình hạnh phúc và PCBLGĐ; đảm bảo môi trường sống an toàn và lành mạnh cho các thành viên trong gia đình, nhất là phụ nữ và trẻ em. Tạo điều kiện để các thành viên câu lạc bộ trao đổi kinh nghiệm, tăng cường sự phối hợp liên kết trong thực hiện nhiệm vụ về công tác gia đình.