(Tổ Quốc) - Hóa ra, có tới hai ngọn núi chứ không phải một vượt mặt Everest về chiều cao.
- 22.07.2023 Phát hiện kim loại tự liền vết nứt, chuyên gia: "Chúng ta có thể tiết kiệm hàng nghìn tỷ USD mỗi năm"
- 14.07.2023 NASA đưa 2.487 con sứa vào không gian: Tốc độ sinh sản tăng gần gấp đôi nhưng xuất hiện điều bất thường này
- 12.07.2023 Tàu thăm dò NASA lại phát hiện vật thể hình thù kỳ lạ trên sao Hỏa, chuyên gia: 2 giả thuyết về nguồn gốc của nó
Tờ New York Times đưa tin, không phải Everest, hai đỉnh núi khác vượt trội hơn hẳn về chiều cao xét trên nhiều góc độ khác nhau. Theo những thông tin mà New York Times cung cấp, ngọn núi cao nhất thế giới chính là đỉnh núi Chimborazo thuộc dải Andes.
Núi Chimborazo là một ngọn núi lửa dạng tầng hiện không còn hoạt động ở Ecuador. Lần phun trào được biết đến cuối cùng của nó là khoảng năm 550. Đây là loại núi lửa được mô tả có độ dốc thấp ở phía dưới rồi dần dần có dốc cao hơn lên núi. Chimborazo có chu vi 78 dặm và có đường kính 30 dặm. Độ cao trên Chimborazo của được bao phủ trong sông băng đang giảm kích thước do biến đổi khí hậu và giảm tro bụi từ núi lửa gần đó, Tungurahua. Ngoài các sông băng, núi lửa được bao phủ bởi miệng núi lửa.
Đỉnh Chimborazo cao hơn mực nước biển 6.268 mét, so với đỉnh Everest (cao 8.848 mét) thì nó thấp hơn khoảng 2.580 mét. Tuy nhiên, nếu định nghĩa chiều cao của núi là tổng khoảng cách theo chiều dọc giữa chân núi và đỉnh núi thì nó lại cao hơn Everest. Tức là nếu tính từ tâm Trái đất thì vị trí nóc nhà của thế giới phải thuộc về ngọn núi này. Sở dĩ, các nhà khoa học nói vậy là bởi Chimborazo nằm dọc theo phần lồi ra của xích đạo làm cho đỉnh của nó là điểm xa nhất trên bề mặt Trái Đất tính từ trung tâm của Trái Đất.
Theo Independent, điều này xảy ra bởi Trái Đất không phải là khối cầu hoàn hảo mà phẳng ở hai cực và hơi phình ra ở xích đạo. Núi Chimborazo có vị trí gần xích đạo trong khi núi Everest nằm ở phương bắc, nên khoảng cách từ tâm Trái Đất đến đỉnh có sự khác biệt.
Còn theo theo Geology, nếu định nghĩa chiều cao của núi là tổng khoảng cách theo chiều dọc giữa chân núi và đỉnh núi thì vẫn có một ngọn núi khác cao hơn Everest là Mauna Kea. Đây là một ngọn núi lửa đã tắt ở quần đảo Hawaii trong khu vực Thái Bình Dương. Mauna Kea lần cuối cùng phun trào cách đây 4.000 đến 6.000 năm.
Độ cao trên mực nước biển của nó là 4.205 m, thấp hơn Everest nhiều. Tuy nhiên, Mauna Kea là một hòn đảo, và nếu chúng ta đo khoảng cách từ đáy thềm lục địa Thái Bình Dương gần đó tới đỉnh đảo thì Mauna Kea "cao hơn" Everest. Đáy của Mauna Kea thấp hơn mực nước biển khoảng gần 6.000m, và đỉnh của nó cao hơn mực nước biển 4.205 m. Khoảng cách từ chân núi đến đỉnh núi của Mauna Kea là tổng hai con số này, khoảng 10.200 m. Trong khi đó, chiều cao của Everest tính từ chân núi đến đỉnh núi là 8.849 m vì Everest nằm chủ yếu trên đất liền. Vì vậy Mauna là ngọn núi "cao nhất" thế giới tính từ chân núi tới đỉnh núi.
*Nguồn: New York Times, NOAA, Independent.