(Tổ Quốc) - Động thái về quan hệ căng thẳng giữa các động minh NATO sau hàng loạt các vấn đề xung đột.
Mỹ trở mặt F-35 sau “ẩn tình” S-400 của Nga –Thổ
Các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ chỉ trích Thượng viện Mỹ không thông qua quá trình chuyển giao thương vụ máy bay chiến đấu F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ. Điều này phản ánh các căng thẳng gia tăng giữa hai đồng minh NATO trong thương vụ trị giá lên tới 10 tỷ đôla.
Máy bay chiến đấu F-35 |
Nói trên đài truyền hình Thổ Nhĩ Kỳ, Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Binali Yildirim đã nhắc đến động thái này chỉ vài ngày trước khi bầu cử Thổ Nhĩ Kỳ. Thật đáng tiếc, điều này đang đi ngược lại với tinh thần quan hệ đối tác của các thành viên NATO. Ankara chắc chắn vẫn có thể tìm giải pháp khác thay thế.
Thượng viện Mỹ ngày 18/6 đã thông qua dự luật ngăn chặn bán các máy bay chiến đấu F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ sau khi đồng minh NATO định mua hệ thống phòng thủ S-400 của Nga. Dự luật ngăn cản việc Mỹ bán các máy bay chiến đấu F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ đã được thông qua tại Thượng viện với 85 phiếu thuận và 10 phiếu chống.
Theo kế hoạch, những chiếc đầu tiên thuộc lô 100 máy bay chiến đấu F-35 do Mỹ chế tạo sẽ được bàn giao cho Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 21/6. Tuy nhiên, toàn bộ thỏa thuận này có thể bị hủy sau khi các nghị sĩ Mỹ bỏ phiếu ngăn chặn việc bán F-35 cho Ankara.
Thổ Nhĩ Kỳ là một trong số 14 thành viên NATO đã ký mua máy bay F-35 của Mỹ cùng với các động minh NATO khác bao gồm Anh, Na Uy và Israel.
Các quan chức Lầu Năm Góc và thượng nghị sỹ Mỹ đã từng bày tỏ lo lắng về động thái Ankara tiếp tục mua hệ thống phòng không của Nga. Giới chuyên gia cho rằng, động thái này của Thổ Nhĩ Kỳ có thể gián tiếp tiết lộ các bí mật của F-35 với Nga. Thổ Nhĩ Kỳ muốn mua S-400 của Nga vào năm tới. Độ khủng của rồng lửa S-400 là khả năng phóng tên lửa không đối đất và phụ thuộc vào hệ thống radar siêu lực cùng với việc phát hiện các mục tiêu tự động. Các quan chức Mỹ lo ngại thương vụ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga có thể làm tổn hại đến bí mật của F-35 – dòng máy bay chiến đấu tàng hình hành đầu của Mỹ.
Nguyên nhân thực sự?
Mỹ đưa ra điều khoản áp dụng trừng phạt đối với các đồng minh mua các thiết bị quân sự từ Nga.
“Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan sẵn sàng trả nhiều tiền cho Nga. Vì thế, chúng tôi muốn nói với ông Erdogan rằng, chúng tôi không muốn tạo nên bất kỳ vấn đề nào giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga nhưng lại là mối quan tâm đặc biệt trong thương vụ F-35. Đây là mối đe dọa chiến lược thực sự đối với chúng tôi”, cựu đại sứ Mỹ tại Thổ Nhĩ Kỳ James Jeffrey cho biết.
Theo các nhà quan sát, Ankara luôn là một đồng minh quan trọng của Mỹ. Washington không hề muốn làm mếch lòng với Thổ Nhĩ Kỳ.
Các quan chức Mỹ cũng cho rằng, các quan hệ giữa hai đồng minh trong các tháng gần đây ở mức thấp nhất kể từ năm 1974. Bên cạnh các bất đồng về Syria và các vấn đề khác, cuộc bỏ phiếu của Thượng viện phản ánh nhiều mối lo lắng của Mỹ đối với trường hợp mục sư Andrew Brunson. Ông Andrew Brunson bị bắt giữ hồi tháng 10/2016 tại một nhà thờ Tin lành ở thị trấn Aliaga, thành phố Izmir, phía Tây Thổ Nhĩ Kỳ và bị đưa ra xét xử sau hơn 1 năm rưỡi bị giam giữ. Các công tố viên Thổ Nhĩ Kỳ đã cáo buộc ông Brunson tham gia vào các hoạt động đại diện cho tổ chức của giáo sĩ Fethullah Gulen, nhân vật mà chính quyền Ankara cáo buộc đứng đằng sau vụ đảo chính quân sự bất thành và hiện sống lưu vong ở Mỹ.
Các quan chức Mỹ cho rằng, sự giam giữ ông Brunson là một nỗ lực không thể chấp nhận để đảm bảo một sự hoán đổi.
Tuy nhiên, Mỹ đã đàm phán với Thổ Nhĩ Kỳ. Vào tháng trước, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã đi tới thỏa thuận sơ bộ với Thổ Nhĩ kỳ về sự rút lui của lực lượng người Kurd khỏi Syria. Đây là yêu cầu từ phía Ankara.
Các rủi ro ngoại giao hai nước ít nhiều ảnh hưởng từ quá trình bỏ phiếu tại Thượng viện Mỹ trong thương vụ S-400. Lockheed Martin, nhà sản xuất máy bay F-35, cho biết họ đã dự kiến sẽ giao chiếc F-35 đầu tiên cho Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 21/6. Các phi công Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được huấn luyện trên chiếc F-35 ở Mỹ nhưng bản thân các máy bay chiến đấu không được lên kế hoạch rời khỏi đất nước trong ít nhất một năm. Điều này sẽ có thêm thời gian cho Lầu Năm Góc tìm hướng giải quyết nếu luật mới thông qua.
Giận giữ từ phía Thổ Nhĩ Kỳ
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlüt Çavuşoğlu đã nói trên PBS đầu tháng này rằng: “Chúng tôi liên tục ở trong chương trình mua bán F-35 với Mỹ. Thổ Nhĩ Kỳ liên tục phải thanh toán quá trình lắp đặt đúng kỳ hạn. Ankara luôn đáp ứng tất cả các yêu cầu. Mỹ không thể trì hoãn điều này chỉ bởi vì chúng tôi muốn mua S-400 từ Nga. Đây là vấn đề hoàn toàn khác”.
Ông Mevlüt Çavuşoğlu cũng cho rằng, Ankara không đáng để ép buộc chọn lựa giữa Nga và Mỹ.
Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã đạt được thoả thuận 2,5 tỷ USD về việc bán tên lửa S-400 vào năm 2017, trong đó lô hàng đầu tiên dự kiến sẽ được vận chuyển vào cuối năm 2019.
Bộ trưởng Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu đã giải thích về thương vụ trên hồi đầu tháng Ba và nói rằng Thổ Nhĩ Kỳ có nhu cầu cấp bách về các hệ thống phòng không mới do hệ thống phòng thủ hiện tại của họ đã hết thời.
Trong khi đó, Mỹ liên tục ây sức ép tới Thổ Nhĩ Kỳ - một đồng minh trong NATO nhằm buộc nước này dừng mua tên lửa từ Nga. Mỹ cũng cảnh báo Ankara rằng có thể phải đối mặt với "nhiều hậu quả" nếu việc chuyển hàng diễn ra.
Các quan chức của NATO đã tuyên bố rằng hệ thống S-400 không tương thích với hệ thống phòng không hiện tại của liên minh. Ankara cũng phản bác tuyên bố trên bằng cách đề cập đến việc Hy Lạp mua hệ thống S-300 của Nga từ năm 1999.