(Tổ Quốc) - Trong nhiều năm, các chuyên gia tin tưởng rằng, tham vọng quân sự của Trung Quốc không chỉ dừng lại ở khu vực mà toàn thế giới.
Cân bằng chiến lược Trung-Mỹ
Sau nhiều thập kỷ chạy đua vũ trang với Mỹ, Bắc Kinh đang nỗ lực trở thành siêu cường quân sự vươn ra khỏi khu vực.
Trung Quốc bộc lộ tham vọng quân sự toàn cầu. Ảnh: National interest |
Thực tế, Trung Quốc đang tham vọng xây dựng sức mạnh quân sự toàn cầu. Trong thời gian dài, Bắc Kinh liên tục phát triển kho vũ khí, bao gồm máy bay chiến đấu, tàu chống tên lửa và tàu ngầm tấn công. Chương trình vũ khí của Bắc Kinh không chỉ nhằm ngăn chặn các thách thức từ các nước láng giềng Đông Nam Á mà còn từ phía Mỹ.
Nỗ lực hiện đại hóa quân sự Trung Quốc sẽ là mối đe dọa đầu tiên đối với Mỹ tại khu vực châu Á Thái Bình Dương trong nhiều thập kỷ.
Ngay cả khi Bắc Kinh đối mặt với thách thức từ chính Mỹ tại Tây Thái Bình Dương thì Trung Quốc cũng là quốc gia hưởng lợi nhiều nhất từ ưu thế quân sự toàn cầu.
Đây là một nghịch lý cho quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc. Washington và Bắc Kinh liên tục căng thẳng thương mại trong thời gian qua. Trung Quốc liên tục là mối đe dọa đối với Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương bất chấp các yêu cầu của Washington vì ổn định toàn cầu.
Tuy nhiên, tình hình này không thể tồn tại mãi mãi bởi vì điều này ảnh hưởng đến lợi ích của Bắc Kinh. Sau tất cả, Mỹ có thể đảm bảo lợi ích chung. Sau đó, Washington cũng có thể thống trị và hạn chế Bắc Kinh.
Mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc liên tục gây nhiều tranh cãi. Trung Quốc đang trở nên ít sẵn sàng chấp nhận rằng, thịnh vượng kinh tế của họ cũng bắt đầu từ Mỹ. Các chuyên gia Trung Quốc ý thức được các động thái Mỹ đang hạn chế nhập khẩu dầu và các mặt hàng quan trọng khác của Trung Quốc.
Các nhà chiến lược Mỹ cũng ý thức khả năng này và đưa ra khả năng bằng cách nào có thể đối phó với Trung Quốc. Bất kỳ một siêu cường nào cũng có thể đối phó với tình huống gây sức ép từ đối thủ. Trung Quốc cũng không ngoại lệ.
Cùng thời điểm, sự phát triển sức mạnh quân sự của Trung Quốc giúp Bắc Kinh có khả năng đối phó với tình huống nguy hiểm nhất.
Hiện tại, sau nhiều tập kỷ phát triển nhanh về kinh tế và gia tăng chi tiêu cho quốc phòng, Trung Quốc có ngân sách quốc phòng lớn thứ hai trên thế giới với sự mệnh đầy tham vọng.
Các quan chức quân sự Trung Quốc luôn nhìn về việc phát triển tại Tây Thái Bình Dương và cân nhắc đến khả năng phát triển xa hơn nữa.
Các chuyên gia hải quân suy nghĩ về việc bằng cách nào để thúc đẩy tầm ảnh hưởng quân sự của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương. Sáng kiến “Vành đai và con đường” cũng thúc đẩy tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh.
Bước ngoặt gia tăng ảnh hưởng toàn cầu
Bắc Kinh đang từng bước khẳng định dấu chân quân sự toàn cầu. Trung Quốc cũng mở căn cứ quân sự đầu tiên tại Djibouti. Nằm ở giữa châu Phi và châu Á, chiếm một vị trí chiến lược quan trọng, Djibouti là mục tiêu quân sự của các cường quốc thế giới. Năm 2017, Trung Quốc đã đầu tư vào thương mại Djibouti và đặt căn cứ quân sự nước ngoài đầu tiên tại quốc gia châu Phi này. Djibouti đã trở thành một "doanh trại của thế giới" trong hai thập kỷ qua. Ngoài quân đội Djibouti, còn có 5 căn cứ quân sự của các nước khác đóng tại đây, một kỷ lục mà chưa có nước nào có được.
Theo Tổng biên tập Tạp chí Quốc phòng, Igor Korotchenko, Trung Quốc cần một căn cứ quân sự ở Djibouti nhằm bảo vệ lợi ích của mình trong khu vực, và sự hiện diện quân sự lâu dài tại châu Phi cho phép Trung Quốc sử dụng sức ảnh hưởng lớn của mình lên các quốc gia châu Phi đem lại lợi ích cho nước mình.
Thêm vào đó, Trung Quốc cũng gia tăng các cuộc tập trận tại châu Phi nhằm gia tăng ảnh hưởng của họ tại châu lục này.
Châu Phi hiện là nơi các cường quốc như Mỹ, Pháp, Anh, và Trung Quốc tranh giành ảnh hưởng. Mỹ thì vẫn cần dầu mỏ. Pháp muốn khôi phục lại ảnh hưởng trong quá khứ. Trung Quốc hiện vẫn là nước đi đầu trong việc gây dựng quan hệ với châu Phi, còn châu Phi đón chào Trung Quốc như một đối trọng trước ảnh hưởng của phương Tây. Tính đến đầu năm 2017, tổng số tiền mà Trung Quốc đầu tư vào các quốc gia châu Phi đã lên tới nghìn tỷ đô la Mỹ, trong đó Bắc Kinh đã hỗ trợ tài chính cho hàng chục dự án cơ sở hạ tầng xuyên suốt châu lục, bao gồm dự án Đường sắt Đông Phi.
Đây sẽ là các động lực chuẩn bị cho Bắc Kinh để có thể cân bằng quân sự toàn cầu với Mỹ.
Ở thời điểm hiện tại, các chuyên gia cho rằng, quan hệ Mỹ-Trung đang trở nên đối lập. Bắc Kinh đang hướng đến một giai đoạn cạnh tranh với Mỹ không chỉ khu vực mà còn toàn cầu.
Và nếu Trung Quốc vẫn tham vọng hiện diện toàn cầu thì phải chăng mục tiêu hiện tại vẫn tiếp tục tại Tây Thái Bình Dương?
Đây chỉ là một trong số các cách mà Bắc Kinh muốn vươn ra toàn cầu, trong đó bao gồm mục tiêu và lợi ích của riêng họ. Các chuyên gia cho rằng, nỗ lực của Bắc Kinh đôi khi cũng khiến thế giới nhiều nghi ngờ về động cơ. Điều này có thể cũng sẽ dẫn đến động thái “kháng cự” của quốc tế đối với tham vọng của Bắc Kinh.