• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Đối phó sức mạnh Trung Quốc tại Ấn Độ - Thái Bình Dương: Quân đội Mỹ cần 20 triệu USD

Thế giới 07/04/2020 10:00

(Tổ Quốc) - Những ưu tiên thực hiện đối với số ngân sách này bao gồm: có thêm nhiều đơn vị tên lửa không quân, hệ thống cảnh báo radar mới và thực hiện các cuộc tập trận huấn luyện mở rộng.

Các quan chức quân đội Hoa Kỳ đã đưa ra đề xuất với các nhà lập pháp bổ sung thêm 20 tỷ USD ngân sách để củng cố hoạt động trên biển, trên không và trên mặt đất ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, một dấu hiệu cho thấy Washington muốn tăng cường nỗ lực chống lại sự hiện diện của quân đội Bắc Kinh trong khu vực.

Tăng cường sức mạnh tại khu vực ưu tiên

Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Lầu Năm Góc đã đưa ra yêu cầu trên, số tiền sẽ được chi cho tới năm tài chính 2026, và nội dung này đã được đưa lên Quốc hội Mỹ vào tuần trước.

"Khi không có một biện pháp răn đe thông thường hợp lệ và thuyết phục, Trung Quốc và Nga sẽ được thúc đẩy có hành động trong khu vực để thay thế các lợi ích của Hoa Kỳ", theo trang Breaking Defense - trang tin quân sự đưa tin đầu tiên về thông tin trên đã trích dẫn một văn bản tóm tắt yêu cầu trên.

Đối phó sức mạnh Trung Quốc tại Ấn Độ - Thái Bình Dương: Quân đội Mỹ cần 20 triệu USD - Ảnh 1.

Quân đội Mỹ lolo ngại sức mạnh của Trung Quốc tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Ảnh: AP.

Những ưu tiên hành động đối với nguồn ngân sách trên bao gồm có thêm nhiều đơn vị tên lửa không quân, hệ thống cảnh báo radar mới, các cuộc tập trận huấn luyện mở rộng và các sáng kiến để tăng cường khả năng quân sự cho các đồng minh của Hoa Kỳ. Theo đề xuất này, khoảng 1,6 tỷ USD sẽ được chi cho năm tài chính 2021, và hơn 18,5 tỷ USD sẽ dành cho các năm tài chính từ 2022 - 2026.

Kế hoạch chi tiêu này, có tựa đề là Regain the Advantage (Giành lại lợi thế), kêu gọi chi 1,7 tỷ USD để đầu tư vào hệ thống phòng thủ tên lửa trên không 360 độ ở đảo Guam, vùng lãnh thổ của Hoa Kỳ ở phía tây Thái Bình Dương.

Guam nằm dọc theo cái gọi là "chuỗi đảo thứ hai" - một tuyến phòng thủ được vạch ra của Hoa Kỳ trải dài về phía bắc đến Nhật Bản. Theo đề xuất trên, hệ thống này được gọi là "Guam phòng thủ quê hương" sẽ được nâng cấp cho phép tiến hành các cuộc tấn công tầm xa, có độ chính xác cao về phía tây hướng đến chuỗi đảo đầu tiên - đề cập đến khu vực biển gần với Trung Quốc, bao gồm cả khu vực Biển Đông.

"Ngày của Mỹ bắt đầu ở đảo Guam và [đó] không chỉ là địa điểm chúng ta phải chiến đấu, mà [chúng ta cũng phải chiến đấu bảo vệ nó – trước những mối đe dọa trong tương lai", nội dung văn bản đề xuất ngân sách nêu ra.

Lo ngại sức mạnh Trung Quốc

Trong mối quan hệ với nỗ lực liên ngành của chính quyền Hoa Kỳ nhằm củng cố các mối quan hệ của Hoa Kỳ ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Lầu Năm Góc năm 2018 đã chuyển hướng xác định khu vực ưu tiên của họ, và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lúc đó là James Mattis gọi các pháo đài của Bắc Kinh tại các rạn san hô ở Biên Đông là hành vi đe dọa và gây sức ép.

Việc quân đội Mỹ chuyển hướng trọng tâm hoạt động vào khu vực này đã kéo theo một số sáng kiến mới, bao gồm cả động thái triển khai các nhiều lực lượng đặc nhiệm quân đội tập trung vào chiến tranh mạng trong thời gian tới và các hình thức xung đột không thông thường khác trong khu vực.

Thông báo về động thái này vào tháng 1, Bộ trưởng Lục quân Mỹ Ryan McCarthy cho biết việc mở rộng này sẽ tạo ra một lợi thế bất đối xứng cho Mỹ khi nước này phải đối mặt với mối đe dọa chiến lược mới nổi từ Trung Quốc.

Trong khi các chính phủ trên thế giới đang dồn sự chú ý đến đại dịch virus corona, căng thẳng trong khu vực vẫn tiếp tục khi một tàu cá Việt Nam tuần trước bị chìm sau vụ va chạm với tàu bảo vệ bờ biển Trung Quốc.

Trong một tuyên bố được đưa ra hôm thứ Hai, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã cáo buộc Bắc Kinh khai thác sự tập trung của thế giới vào việc giải quyết đại dịch toàn cầu để củng cố yêu sách hàng hải ở Biển Đông.

Thượng nghị sĩ James Inhofe, Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, cho biết trong một tuyên bố sau khi chuyển yêu cầu ngân sách của Lầu Năm Góc lên Quốc hội tuần trước: "Thực tế là sự cân bằng quân sự ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đang trở nên tồi tệ hơn. Đánh giá này cung cấp thông tin quan trọng nhằm hiểu được cách làm thế nào để đảo ngược xu hướng này và để bảo vệ lợi ích của Mỹ trong khu vực quan trọng này".

Nghị sĩ thuộc Đảng Cộng hòa từ Oklahoma cũng nói rằng Quốc hội cần hành động ngay lúc này: "Chúng tôi sẽ làm phần việc của mình để đảm bảo thực hiện hiệu quả Chiến lược phòng thủ quốc gia tại khu vực ưu tiên của Lầu Năm Góc."

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ