• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Đối thoại Mỹ - Trung bỏ ngỏ thời gian dài đang khiến quan hệ hai nước đi xuống

Thế giới 04/09/2020 17:08

(Tổ Quốc) - Theo tờ Bloomberg, Tổng thống Mỹ Donald Trump trong tháng trước đã nói rằng ông không nói chuyện với Chủ tịch Tập Cận Bình trong một thời gian dài.

"Khi Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt đầu vào Nhà Trắng thì có khoảng 100 diễn đàn trao đổi liên quan đến nhiều lĩnh vực từ dược phẩm đến chính sách công nghệ giữa hai nước đã được tổ chức chính thức", ông Arthur Kroeber – nhà phân tích Trung Quốc cho biết.

Đối thoại Mỹ - Trung bỏ ngỏ thời gian dài đang khiến quan hệ hai nước đi xuống - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: Getty Images

Gao Zhikai – một cựu ngoại giao Trung Quốc từng là phiên dịch viên cho Đặng Tiểu Bình cũng đã đưa dẫn chứng tương tự.

Tuy nhiên, cho đến hiện tại, hầu hết tất cả các cuộc đối thoại hiện không còn tồn tại giữa Mỹ và Trung Quốc. Điều đó phần nào được hiểu rằng các quan chức cấp cao và cả cấp trung của hai nước ngày càng hiểu rõ về các hoạt động khác biệt cũng như các quan điểm trái ngược nhau. Đây được xem là tín hiệu gia tăng nguy cơ hiểu lầm ngày càng cao, hạn chế cơ hội hợp tác và tồn tại những thảm họa mới giữa Bắc Kinh và Washington, chẳng hạn như dịch bệnh trong thời gian qua.

"Sự sụp đổ của những cấu trúc như vậy không phải là nguyên nhân dẫn đến mối quan hệ tồi tệ mà là kết quả khiến cho quan hệ hai nước trở nên ngày càng tồi tệ hơn trong hai thế kỷ", ông John Pomfret – tác giả cuốn sách "The Beautiful Country and the Middle Kingdom" nói.

Mặc dù hai nước đã đạt được thỏa thuận thương mại "giai đoạn một" trong đầu năm nay nhưng quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh đang rơi vào mức tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ. Việc tập trung vào cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sắp diễn ra, Tổng thống Trump nhiều lần từng cáo buộc Trung Quốc vì dịch bệnh. Các chính trị gia Mỹ bày tỏ cũng chỉ trích cách Bắc Kinh kiểm soát dịch bệnh không tốt đã khiến cho mức độ lây lan mạnh mẽ trên toàn thế giới.

Các thảo luận song phương đã bị hủy và nhiều cuộc đàm phán khác kể từ khi Tổng thống Trump vào Nhà Trắng đã không thể giải quyết các vấn đề lâu dài.

"Nỗ lực thúc đẩy các đàm phán thông qua diễn đàn sẽ khiến cho quan hệ hai nước phát huy tác dụng vào các thời điểm căng thẳng và khủng hoảng", ông nói thêm.

Một khuôn khổ quan trọng cho đối thoại giữa Mỹ và Trung Quốc là các tiến triển đáng hoan nghênh trong nhiều lĩnh vực của Ủy ban Thương mại Hỗn hợp Trung-Mỹ (JCCT). JCCT từng được đánh giá là đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa Mỹ và Trung Quốc.

Tuy nhiên, Chính quyền Tổng thống Trump đã chấm dứt JCCT vào năm 2017.

"Cách duy nhất cải thiện quan hệ hai nước là thông qua kênh đối thoại. Mọi người đang lãng phí thời gian tìm đến sự đồng thuận giữa hai nước", ông James Green, người từng làm việc tại Bộ Ngoại giao Mỹ dưới thời cựu Tổng thống Obama nói.

Mỹ và Trung Quốc cũng có thể tìm thấy các hữu ích trong thực tế.

"Quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc từng được đánh giá là một phần quan trọng trong chiến dịch chống bệnh SARS vào năm 2003. SARS cũng là một dịch bệnh không khác gì dịch bệnh Covid-19 hiện tại nhưng ở quy mô nhỏ hơn", bà Jennifer Bouey – nhà nghiên cứu cấp cao thuộc RAND Corp nói trong một nghiên cứu hồi tháng 7/2019.

Cơ hội bị bỏ lỡ

"Việc chia sẻ dữ liệu và công nghệ cùng với sự trợ giúp của Mỹ trong việc xây dựng hệ thống y tế công cộng và nghiên cứu y sinh của Trung Quốc đã mang lại lợi ích cho hai quốc gia và thế giới", ông Bouey viết.

"Nếu tiếp tục xếp hạng Trung Quốc trở thành nhà sản xuất các sản phẩm y tế, dược phẩm và vaccine hàng đầu thì công việc chung của các cơ quan quản lý hai quốc gia có thể giúp đảm bảo phương pháp tốt nhất", bà Jennifer Bouey nói.

Ở bối cảnh hiện tại, khi ngành du lịch hướng tới các tiêu chuẩn và quy trình mới trong kỷ nguyên hậu Covid-19 thì nhóm công tác du lịch và lữ hành Mỹ - Trung đều không có mặt phối hợp đưa ra phương hướng phát triển du lịch hậu dịch bệnh của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Thêm vào đó, ngoại giao mềm không còn phát triển giữa hai bên khi các tương tác đang giảm dần. Các quan chức Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington cho biết trong một tuyên bố rằng, Bắc Kinh sẵn sàng "khôi phục và khởi động lại các cơ chế đối thoại ở các cấp độ và trong mọi lĩnh vực. Tất cả các vấn đề có thể đặt trên bàn. Và tất cả các khác biệt có thể được giải quyết đúng đắn thông qua đối thoại".

Trong khi Trung Quốc có thể hưởng lợi từ hợp tác với các cơ quan Mỹ trong quá khứ thì nhiều ý kiến lại cho rằng sự trỗi dậy của Bắc Kinh đang khiến Washington phải trả giá. Xét ở tổng thể, các đối thoại chưa bao giờ thực sự hiệu quả hoàn toàn trong việc giữ quan hệ hai nước ổn định trong suốt thời gian qua.

Lịch sử cho thấy các rủi ro tiềm năng tồn tại trong mối quan hệ song phương giữa hai nước đã trải qua trong quá khứ.

"Ngay cả trong kịch bản được đánh giá tốt nhất, các xích mích và vấn đề giữa hai nước vẫn phải tồn tại. Đối thoại giữa Trung Quốc và Mỹ vào lúc này trở nên đặc biệt rất quan trọng", ông Gao – cựu ngoại giao hiện là Phó chủ tịch Trung tâm Trung Quốc và Toàn cầu hóa cho biết.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ