• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Đối với Mỹ và Nga, Thổ Nhĩ Kỳ đang là một vấn đề lớn

Thế giới 12/03/2018 08:09

(Tổ Quốc) - Quân đội Syria do Nga hậu thuẫn đang lên kế hoạch lấy lại Đông Ghouta và các vùng đất gần Damascus.

Syria quyết giành lại Đông Ghouta

Có hai nhóm phiến quân địa phương đang tập trung tại Đông Ghouta là nhóm Jaish Al Islam và Faylaq ar-Rahma. Cả hai nhóm này đều có quan hệ với quân đội Syria tự do, Thổ Nhĩ Kỳ và Qatar. Các nhóm phiến quân khác bao gồm Ahrar Al Sham và Hay'at Tahrir Al Sham.

Lực lượng dân chủ Syria ăn mừng chiến thắng sau cuộc chiến chống IS. Ảnh:Reuters

Nhóm vũ trang nổi dậy tại Douma quyết tâm lật đổ chính quyền Syria. Trong nhiều năm, các tay súng đã thực hiện các cuộc tấn công vào  thủ đô qua các đường hầm và ngăn chặn trên đường cao tốc Damascus-Homs.

Theo các nguồn tin tại Damascus, những người dân sống tại Đông Ghouta liên tục kêu gọi hòa giải với chính phủ trong khi những người khác ở Jaish Al Islam cũng có liên kết với những người liên quan thúc đẩy nỗ lực hòa giải.

Tuy nhiên, các phiến quân và người dân đều không muốn bị đưa đến các tỉnh Tây Bắc Idlib bởi đây là khu vực mà quân đội Syria liên tục tiến hành các hoạt động tác chiến trong vài tháng qua cùng với đó là các xung đột diễn ra giữa liên minh giải phóng Syria do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn và nhóm phiến quân Tahrir Al Sham do Tổ chức Al Qaeda dẫn đầu liên tục kiểm soát tỉnh này.

Có chút ít nghi ngờ về sự sụp đổ của Đông Ghouta. Đông Ghouta luôn bị bao vây sau kết quả của các cuộc xung đột tại Syria.

 Thách thức từ Thổ Nhĩ Kỳ

Nhiệm vụ tiếp theo của quân đội Syria sẽ là nhằm giải quyết các vấn đề lớn hơn tại Idlib nhằm đối phó với Thổ Nhĩ Kỳ. Thổ Nhĩ Kỳ liên tục gây ra các thách thức lớn không chỉ đối với chính quyền Syria mà còn là phía Nga và Mỹ.

Mỹ tìm cách duy trì chỗ đứng tại Syria thông qua lực lượng dân chủ Syria(SDF), bao gồm người Kurds. Washington cũng tăng cường gia tăng hiện diện của lực lượng dân chủ Syria và 2000 lực lượng đặc biệt liên quan đến SDF nhằm làm suy yếu lực lượng chính phủ. Nhiều người tin rằng quyết định của Hoa Kỳ trong việc thành lập một lực lượng an ninh biên giới, chủ yếu là người Kurd tại Syria, là nguyên nhân trực tiếp đẩy Thổ Nhĩ Kỳ tiến tới thực hiện chiến dịch Afrin.

Ahmet Kasim Han, một nhà nghiên cứu về quan hệ quốc tế nói: "Nếu Hoa Kỳ thực sự tạo nên một lực lượng biên phòng như vậy, điều này sẽ tạo nên một tương quan hoàn toàn khác ở Syria". "Điều này sẽ dẫn tới một quá trình - có thể kết thúc bằng việc hình thành một nhà nước YPG-PKK ở phía bắc của Syria. Washington nên hiểu rằng Thổ Nhĩ Kỳ chắc chắn sẽ có phản ứng."

Cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm đối phó với lực lượng dân chủ Syria tại Afrin đang đe dọa đối với Mỹ.

Ông Ryan Dillon - phát ngôn viên của liên quân Mỹ cho biết, Washington sẽ không bao giờ bỏ rơi đồng minh người Kurd, lực lượng mà Ankara khẳng định là khủng bố.

“Liên quân Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) trong cuộc chiến chống khủng bố IS. Chúng tôi sẽ cung cấp cho họ trang thiết bị cần thiết nhằm đánh bại tổ chức khủng bố IS”, truyền thông người Kurd dẫn lời ông Dillon.

 Các nhà quan sát cho biết, mối đe dọa lớn hơn đối với Mỹ là vấn đề khả năng Thổ Nhĩ Kỳ có thể xóa sạch lực lượng SDF khỏi Afrin hay không. Ankara đã nhiều lần tuyên bố ý định chuyển trọng tâm tấn công sang Manbij nhằm đẩy lùi người Kurd ở thị trấn này, thổi bùng nguy cơ xung đột với quân Mỹ cũng như quân đội người Kurd.

“Dường như có dấu hiệu Washington từ bỏ Thổ Nhĩ Kỳ và củng cố vị thế của mình tại Syria với ưu tiên chống Iran… tuy nhiên, khó có thể biết cách tiếp cận này có đạt được gì trong thực tế hay không,” Julien Barnes-Dacey, một học giả cấp cao của Hội đồng Đối ngoại châu Âu tại Brussels, nhận định.

Các quan chức Thổ Nhĩ Kỳ cho biết, Ankara quyết tâm xóa sạch lực lượng người Kurds tại biên giới Thổ Nhĩ Kỳ nhằm thiết lập vùng không người Kurd.

Nga cũng đang đối mặt với nhiều khó khăn nghiêm trọng đối với các hành động của Thổ Nhĩ Kỳ tại tỉnh phía Tây bắc Idlib. Mặc dù Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ từng hình thành liên minh nhằm mục tiêu thiết lập khu vực giảm xung đột hoặc lệnh ngừng bắn tại Syria nhưng Ankara lại liên tục triển khai quân đến khu vực Idlib với mục tiêu xóa sạch chủ nghĩa khủng bố.

Kể từ khi Moscow ủng hộ mục tiêu của Damascus nhằm khôi phục toàn vẹn chủ quyền Syria thì động thái của Thổ Nhĩ Kỳ có thể dẫn tới rạn nứt trong quan hệ với Nga.  Đối với cả Washington và Moscow, Ankara hiện là vấn đề lớn. Vì cả Washington và Moscow đều không muốn rời xa Ankara nên Thổ Nhĩ Kỳ có thể đang tận dụng lợi thế này nhằm mở rộng chiến dịch của mình. 

 

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ