• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

"Đòn rắn" không ngăn được Iran: Đã đến lúc Mỹ tính kế linh hoạt hơn?

Thế giới 02/11/2018 13:24

(Tổ Quốc) - Giới chuyên gia cho rằng, Mỹ chỉ có thể kiềm chế Iran nếu thay đổi linh hoạt trong các sách lược với nước này.

Tính linh hoạt mới của Mỹ đối với Iran

Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa tiếp tục tăng cường các trừng phạt nhằm vào Iran, trong đó đánh nặng vào ngành công nghiệp dầu.

Đòn rắn không ngăn được Iran: Đã đến lúc Mỹ tính kế linh hoạt hơn?  - Ảnh 1.

Tổng thống Trump. Ảnh:reuters

Theo giới quan sát, nếu Mỹ muốn đạt được thành công trong việc kiềm chế hoạt động tên lửa và hạt nhân thì buộc phải phụ thuộc vào tính linh hoạt của Mỹ để kéo Tehran vào đàm phán trở lại.

Washington liên tục nhắc đến các trừng phạt vào Iran sẽ đánh vào ngành công nghiệp quan trọng nhất của nước này, đó là dầu. Các quan chức Mỹ cũng đã chỉ ra biện pháp linh hoạt cần thiết để đảm bảo các thị trường toàn cầu đảm bảo giữ giá không tăng.

Ra khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran 2015, Tổng thống Trump và các quan chức hàng đầu của ông đã đề xuất việc áp đặt các hình phạt kinh tế mạnh mẽ đối với Iran và xem đây là một phần trong chiến dịch gây sức ép tối đa nhằm thay đổi hành vi của Tehran.

Theo các cựu quan chức Mỹ, những gì Tổng thống Trump mong muốn từ Tehran là hạn chế tối đa việc làm giàu urani và cho phép các thanh tra Liên Hợp Quốc tiếp cận với các khu thử hạt nhân của nước này đồng thời ngăn chặn việc hỗ trợ cho lực lượng Hezbollah tại lebanon, Houthis ở Yemen và phiến quân Hamas Palestine.

Vào ngày 21/5, Ngoại trưởng Mike Pompeo đã liệt kê 12 yêu cầu đối với Iran, trong đó yêu cầu Tehran chấm dứt phát triển tên lửa hạt nhân, rút quân khỏi Syria và chấm dứt các hành vi đe dọa đối với các nước láng giềng.

Các yêu cầu tối đa như vậy. Và chắc chắn, không có một chính phủ Iran nào sẽ hài lòng hoặc có thể chấp nhận điều đó",

ông Robert Einhorn, cựu quan chức Mỹ, hiện đang làm việc tại Viện Brookings cho biết.

"Tổng thống Trump đang muốn chính phủ Iran đầu hàng hoặc sụp đổ hoàn toàn", ông Einhorn nói.

"Họ sẽ không bao giờ khuất phục. Tuy nhiên, nếu chính quyền Tổng thống Trump có thể bật tín hiệu linh hoạt hơn trong các phản ứng thì có thể chính quyền Iran sẽ đồng ý tham gia đàm phán", ông Einhorn nói thêm.

Sự linh hoạt này có thể khiến Iran hạn chế nhưng không loại bỏ quá trình làm giàu urani đồng thời có thể cho phép thanh tra viên tham gia giám sát nhiều hơn.

Các trừng phạt của Mỹ vào Iran ngày 29/11 nhằm tạo sức ép tối đa lên các khách hàng mua dầu của Iran, bao gồm Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ nhằm cắt nguồn cung của nước này mặc dù Nhà Trắng dường như thừa nhận điều này không thực tế.

"Chúng tôi muốn tạo áp lực tối đa nhưng chúng tôi không muốn làm hại bạn bè hay các đồng minh của mình", Cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng John Bolton nói vào ngày 31/11 trong một gợi ý rằng Washington có thể thực hiện các ngoại lệ khác mà không phải là các trừng phạt nhằm vào Tehran.

Một trừng phạt khác liệt kê khoảng hai chục ngân hàng Iran trong danh sách đen nhằm kiềm chế giao dịch thương mại Iran với thế giới.

Khi Mỹ quyết định ra khỏi thỏa thuận hạt nhân thì Tổng thống Trump hứa hẹn sẽ áp trừng phạt mạnh mẽ nhất vào Iran và nói rằng điều này sẽ khiến Tehran thực hiện một cam kết mới.

Không trừng phạt nào có thể "cản đường" Iran

Một trở ngại trung tâm đối với bất kỳ sự thương lượng nào là sự thiếu tin tưởng của Tổng thống Trump đối với thỏa thuận hạt nhân 2015 và người Iran tin tưởng rằng, mục tiêu thực sự của Tổng thống Trump chỉ là nhằm lật đổ chính quyền Iran.

Ông Richard Nephew, cựu quan chức Mỹ tại Đại học Columbia đã tóm tắt lập trường của Tehran về cuộc đàm phán và đặt ra câu hỏi "Tại sao phải bận tâm?"

Iran đang cố gắng né tránh và đối phó với các lệnh trừng phạt của Mỹ cùng với quan niệm rằng: "Nếu chúng ta khốn khổ, ít nhất chúng ta sẽ không khuất phục mà sẽ tự đứng lên".

Iran có thể cố gắng để phục hồi lại kinh tế, đặc biệt là ngành dầu trong hai năm nếu Tehran quyết định tham gia đàm phán.

"Iran có thể muốn như vậy", ông Jon Alterman, một cựu quan chức Mỹ tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế cho biết.

Trước khi đàm phán, Iran sẽ tăng cường hỗ trợ các các quốc gia trong khu vực và tiếp tục các vụ thử tên lửa.

"Nếu tôi bắt buộc phải đặt cược tất cả những gì sẽ xảy ra – Mỹ sẽ thắt chặt các trừng phạt và Iran sẽ làm nhiều hơn nữa khiến Washintgon lo lắng. Điều đó, ép buộc cả hai phải ngồi vào bàn đàm phán", ông Jon Alterman nói thêm.

Tổng thống Iran Hassan Rouhani cho biết ngày 27/10 rằng, Mỹ đang bị cô lập giữa chính các đồng minh trong bối cảnh Washington đang căng thẳng leo thang với Iran.

Theo Tổng thống Iran Hassan Rouhani, các quốc gia châu Âu luôn ở bên cạnh Tehran nhằm đối phó với các trừng phạt tiếp theo của Mỹ.

"Cách đây một năm trước, không ai có thể tin rằng, châu Âu sẽ luôn bên cạnh Iran và chống lại Mỹ. Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, liên minh châu Âu, các quốc gia châu Phi và Mỹ Latin đều là bạn của chúng tôi. Iran luôn hợp tác với họ và thu hút nhiều đầu tư", Tổng thống Rouhani nói thêm.

Các nhà ngoại giao châu Âu cấp cao cho biết, các quốc gia nằm trong thỏa thuận hạt nhân vẫn lên tiếng yêu cầu Tehran phải giữ bình tĩnh và chờ đợi hết nhiệm kỳ của Tổng thống Trump. Ông Trump sẽ không thể tái đắc cử.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ