• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Donald Trump: Chu kỳ lịch sử Tổng thống Mỹ đang lặp lại?

Thế giới 27/12/2016 06:38

(Tổ Quốc) - Trên cương vị tổng thống, ông Trump sẽ giống với nhà lãnh đạo nào nhất trong lịch sử nước Mỹ?  

Có rất nhiều quan điểm về vấn đề này và những người ủng hộ ông Trump có thể so sánh ông với một biểu tượng của đảng Cộng hòa gần đây.

"Giống như Ronald Reagan, Donald Trump có sự trung thực / thẳng thắn để giải quyết những thách thức khi đối mặt với người dân Mỹ từ ngày đầu tiên nhậm chức", Phó Tổng thống đắc cử Mike Pence trong tháng 9 đã cho biết.

Trong khi đó, những người phản đối ông lại thấy sự tương đồng giữa ông Trump và Warren G. Harding, một tổng thống quản lí thiếu hiệu quả và đã bổ nhiệm Bộ trưởng Bộ Nội vụ khi đó là Albert Fall – người liên quan trực tiếp trong vụ bê bối dầu lửa thế kỷ Teapot Dome.

Còn nếu quan tâm đến những tuyên bố theo chủ nghĩa dân túy của ông Trump đối với tầng lớp cổ cồn trắng, có lẽ ông Trump sẽ có điểm tương đồng với Andrew Jackson. Tổng thống Jackson nổi tiếng với việc chuyển giao quyền lực chính trị từ tầng lớp tinh hoa sang giới cử tri bình thường hơn.

Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump đang là tâm điểm với nhiều tuyên bố và quyết định gây nhiều tranh cãi. (Nguồn: AP)

Quá khứ là sự mở đầu

Điều cần chú ý ở đây là chu kỳ thời gian. Có thể thấy 44 đời Tổng thống Mỹ gần đây có thể được nhóm lại thành các mô hình chính trị lặp đi lặp lại.

Nếu nghiên cứu theo hướng này, ông Trump có thể đang tiếp bước Theodore Roosevelt, Benjamin Harrison hoặc Jimmy Carter.

Lý thuyết về chu kỳ chính trị là đứa con tinh thần của nhà khoa học chính trị Stephen Sknowronek từ Đại học Yale. Trong một cuốn sách xuất bản vào năm 1993, ông đã chỉ ra năm tổng thống Mỹ "kiến tạo"  - Thomas Jefferson, Jackson, Lincoln, Franklin Roosevelt, và Regan – người mở ra thời kỳ quản trị hoàn toàn mới. (Không bao gồm George Washington – người đã xây dựng thời đại của riêng ông.)

Tư tưởng của những nhà kiến tạo này được tiếp nối với nhiều Tổng thống có tính cách khác nhau, từ những người thừa kế - tuân thủ và đi theo tư tưởng của những người tiền nhiệm, như George HW Bush, những người có quan điểm trái ngược, như Bill Clinton, cho tới những tổng thống với “sứ mệnh chuyển giao thời kỳ”, như người lãnh đạo nước Mỹ James Buchanan - đã để đất nước trượt dài vào nội chiến).

Trump: một nhà cải cách mạnh mẽ

Dựa trên khía cạnh này, Trump có thể là Franklin Roosevelt (Teddy - TR), William Adler, trợ lí giáo sư về khoa học chính trị tại Đại học Đông Bắc Illinois cho biết.

Tổng thống Roosevelt chấp nhận chế độ Cộng hòa hiện có, với xu hướng phát triển từ thời Lincoln, giống như ông Trump đang được cho là người thừa kế của Tổng thống Reagan. Tuy nhiên, Teddy đã phát triển chế độ cũ theo những định hướng mới, điều ông Trump cũng đang tuyên bố sắp thực hiện.

Dù chưa có mạng xã hội Twitter nhưng Roosevelt là một người tiên phong trong truyền thông khi luôn truyền tải trực tiếp đến người dân về những đề xuất chính sách của mình. Ông đàm phán trực tiếp với người đứng đầu của các ngân hàng và các tổ chức tư nhân khác về những nội dung ông cho là mang lại lợi ích cho người dân. Teddy chứng tỏ bản thân là một nhà lãnh đạo tích cực.

"Suy nghĩ của Trump tương  tự như TR – điều giúp ông ấy có nhiều cơ hội trở thành một tổng thống đột phá, người phá tan những ý tưởng cũ về tổng thống và định hình lại quan điểm của chúng ta về quyền lực của tổng thống", giáo sư Adler nói trong một email.

Trump: tín đồ cuối của chủ nghĩa Reagan

Trump thậm chí có thể tương đồng với Jimmy Carter.

Về mặt cá nhân, Trump và Carter có thể có nhiều điểm khác biệt, Julia Azari, một trợ lý giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Marquette cho biết. Tuy nhiên, ông Carter cũng là một nhà lãnh đạo đơn độc khi không có mối quan hệ gắn kết với những thành viên cấp cao trong Quốc hội.

Ông Trump hiện nay cũng đang bị nhiều thành viên cấp cao trong đảng Cộng hòa và Quốc hội chỉ trích. Là một tổng thống lãnh đạo đất nước trong thời kì suy thoái, tình hình đất nước bất ổn không được giải quyết đã dẫn đến việc ông Carter không thể tái cử và kéo theo sự sụp đổ của cả một chu kỳ chính trị, bắt đầu dưới thời Tổng thống Franklin Roosevelt – người nhận được sự ủng hộ của đa số phe Dân chủ trong Quốc hội với di sản nổi tiếng là Chính sách kinh tế mới.

Còn ông Trump hiện tại vẫn chưa thể hiện được lập trường chính trị và tư tưởng rõ ràng. Và theo cách so sánh này, Tổng thống có thể trở thành người cuối cùng tiếp nối chính sách của Reagan trong khi sự “chưa rõ” trong chính sách của ông có thể mở đường cho sự hiện diện của phe Dân chủ trong nhiệm kỳ tới.

Tuy nhiên, tính cách và bản sắc cá nhân không phải là yếu tố duy nhất định hình thành tựu của mỗi đời tổng thống.

"Mối quan hệ của các tổng thống với chính đảng lãnh đạo cũng như sức mạnh của hệ tư tưởng và các lực lượng liên minh sẽ ảnh hưởng tới sự thành công và di sản của chính quyền," Giáo sư Azari nhận định.

(Theo CSM)

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ