• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Đông Nam Á thận trọng từ áp lực của Mỹ đối với Tik Tok và WeChat

Thế giới 18/08/2020 11:10

(Tổ Quốc) - Các quốc gia châu Đông Nam Á có thể sẽ chịu ảnh hưởng ít nhiều từ căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc.

Ông Sun – một người dân gốc Vũ Hán, Trung Quốc tại Singapore thường xuyên sử dụng ứng dụng tin nhắn WeChat của Trung Quốc để kết nối liên lạc với gia đình và bạn bè. Sinh viên Đại học Singapore thường dành thời gian hơn 5 tiếng một ngày sử dụng ứng dụng này, trong đó một phần thời gian sử dụng cho việc xem video và cập nhật tin tức.

Đông Nam Á thận trọng từ áp lực của Mỹ đối vớ Tik Tok và WeChat - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: Reuters

Theo trang SCMP, nhiều người khác giống như Sun trên khắp các quốc gia Đông Nam Á, bao gồm cả cộng đồng người Trung Quốc sinh sống tại khu vực đều sử dụng các ứng dụng do Trung Quốc phát triển để kết nối liên lạc với người thân và liên kết với các đối tác làm ăn ở đại lục.

Đây là lý do tại sao nỗ lực gần đây của chính phủ Mỹ nhằm xóa bỏ các ứng dụng Trung Quốc khỏi danh mục ứng dụng của Mỹ đang gây chú ý trong khu vực. Bất kỳ tín hiệu Mỹ có thể gây áp lực lên các đồng minh châu Á trong việc áp đặt các chính sách tương tự.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ra lệnh cho chủ sở hữu Trung Quốc về ứng dụng video âm nhạc TikTok bán lại tài sản cho Mỹ với lý do lo ngại về an ninh quốc gia trong khi đầu tháng này. Ông đã ra lệnh cho các công ty Mỹ ngừng kinh doanh với WeChat - siêu ứng dụng về lĩnh vực mạng xã hội và thanh toán di động do gã khổng lồ internet Trung Quốc – Tencent quản lý. Các động thái này diễn ra trong bối cảnh căng thẳng Mỹ và Trung Quốc đang càng trở nên tồi tệ hơn khi hai siêu cường liên tục căng thẳng leo thang trong nhiều lĩnh vực.

Trong khi đó, Ấn Độ đang vướng vào quan hệ căng thẳng với Trung Quốc về vấn đề xung đột quân sự biên giới. Nước này cũng đã cấm một loạt các ứng dụng của Trung Quốc trong khi đồng minh trung thành của Mỹ là Nhật Bản đang yêu cầu Tokyo chú ý đến các rủi ro bảo mật dữ liệu từ các thách thức sử dụng TikTok.

Bởi vì có quá nhiều quốc gia đối mặt với các rủi ro nên Nhật Bản không thể chỉ đứng nhìn và quan sát", ông Akira Amari – một quan chức cấp cao của Đảng Dân chủ Tự do cho biết.

Vào ngày 6/8, ông Keith Krach - Thứ trưởng phụ trách Tăng trưởng Kinh tế, Năng lượng và Môi trường tại Bộ Ngoại giao Mỹ nói với báo chí rằng Mỹ đang kêu gọi các đồng minh và đối tác trong chính phủ và ngành công nghiệp khắp thế giới tham gia vào nỗ lực bảo mật dữ liệu tránh các rủi ro liên quan đến an ninh quốc gia từ các thách thức bên ngoài. Mỹ cũng kêu gọi các quốc gia tham gia vào "Sáng kiến Mạng sạch" tập trung vào việc ngăn cấm việc tham gia mạng 5G từ các nhà cung cấp của Trung Quốc.

Giới phân tích đồng ý rằng 10 quốc gia thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á khó có thể ban hành lệnh cấm hoàn toàn đối với ứng dụng của Trung Quốc mặc dù nỗ lực của Washington có thể dẫn đến việc giám sát chặt chẽ hơn các sản phẩm và phần mềm do Bắc Kinh phát triển. Điều này sẽ xảy ra vào thời điểm căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc và gia tăng áp lực đối với các quốc gia nhỏ khi không biết phải đứng về phía nào ở hiện tại.

Ông Lye Liang Fook – nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện ISEAS-Yusof Ishak chuyên nghiên cứu về chính sách ngoại giao của Trung quốc nói rằng, hầu hết các quốc gia Đông Nam Á thích giữ nguyên trạng thái không liên kết, đặc biệt là đối với các nền kinh tế tương đối nhỏ "về cơ bản là những người định giá chứ không phải là những người định hướng xu hướng".

"Có thể họ không hoàn toàn quan tâm đến việc đóng cửa hoàn toàn đối với bất kỳ nhà mạng cụ thể nào", ông nói.

Ông Benjamin Ho, trợ lý giáo sư tại trường Nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam cũng đưa ra phỏng đoán rằng không một quốc gia Đông Nam Á nào gây khó khăn đối với ứng dụng của Trung Quốc mặc dù ông nói rằng một số nước có thể đã có tổ chức hay quân đội kiểm soát các thông tin nhạy cảm đảm bảo an ninh quốc gia.

Các khó khăn mà một số quốc gia Đông Nam Á đối mặt khi không muốn chọn đứng về bên nào có thể xảy ra giống như các đánh giá của Bộ trưởng Thương mại Singapore- Chan Chun Sing.

Như ông nói, thế giới đã thay đổi và Singapore giờ đây phải cố để tránh bị cuốn vào các căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc.

"Nếu chúng ta kinh doanh ở Mỹ, chúng ta sử dụng ứng dụng WhatsApp. WeChat có thể không có giá trị tại Mỹ trong tương lai. Các căng thẳng như vậy sẽ không thể tránh khỏi trong một thế giới", ông nói.

Mục đích của Washington đã thấy rõ. Ngoại trưởng Mike Pompeo từng nói rằng, mục tiêu là nhằm bảo vệ quyền riêng tư của Mỹ và các thông tin nhạy cảm không bị rò rỉ ra bên ngoài.

WeChat và TikTok là một trong số các mục tiêu đầu tiên trong bối cảnh người dân Trung Quốc sử dụng ứng dụng này khá phổ biến để có thể liên lạc với các đối tác kinh doanh hay người thân trong gia đình.

Tổng thống Mỹ trong tuần qua cũng lên tiếng, chính quyền của ông sẽ xem xét kỹ lưỡng đối với các công ty Trung Quốc khác. Mặc dù Tổng thống Trump đã nhiều lần nhấn mạnh đến quyền riêng tư và bảo mật nhưng với người dùng thế giới, mối quan tâm này chưa thể nhất quán khi đứng giữa các lựa chọn.

Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ