(Tổ Quốc) - Năm 2020 được xem là một năm nhiều bất ngờ không mong muốn mà thế giới phải đối mặt, trong đó nổi bật nhất là dịch bệnh Covid-19.
Đại dịch toàn cầu đã ảnh hưởng đến toàn thế giới trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế và thị trường tài chính.
Năm cũ qua đi và chắc chắn nhiều hi vọng đang chờ đợi trong thời gian tới khi thế giới đã có vaccine phòng bệnh dịch và các quốc gia đã bắt đầu mở rộng chiến dịch tiêm chủng toàn quốc. Các lạc quan cũng như hy vọng tiếp tục sẽ thắp sáng ước mơ cho mọi người khắp thế giới khi dịch bệnh đã được đẩy lùi và kinh tế tăng trưởng trở lại.
Dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu trong năm 2020. Giới chuyên gia đưa ra nhận định, cơ hội miễn dịch cộng đồng sẽ khuyến khích sự hồi phục trở lại của kinh tế. Tuy nhiên, nếu không làm được điều này thì kinh tế thế giới sẽ không thể phục hồi và tăng trưởng hoàn toàn.
Vì vậy, không hề ngạc nhiên khi thị trường chứng khoán lên xuống theo các tin tức thành công ra đời của các loại vaccine. Biểu đồ dưới đây cho thấy sự phục hồi của chứng khoán tại các khu vực khác nhau, trong đó châu Âu đang bắt kịp thị trường chứng khoán Mỹ sau đợt tăng kỷ lục của S&P 500 trong năm nay.
Tuy nhiên, con đường phía trước còn nhiều thách thức đã biết và chưa biết.
Thách thức lớn nhất
Thách thức lớn nhất mà thế giới phải đối mặt trong năm 2021 là câu hỏi: "Khi nào đại dịch Covid-19 kết thúc?"
Để trả lời cho câu hỏi này, chúng ta phải bắt đầu xác định yếu tố quan trọng nhất. Nếu không làm được thì khả năng khung thời gian lạc quan để đạt được miễn dịch cộng đồng sẽ còn phải mất nhiều thời gian hơn.
"Những điều này bao gồm sự an toàn lâu dài, quá trình phân phối vaccine hiệu quả và kịp thời, việc chấp nhận tiêm chủng vaccine của người dân cũng như thời gian miễn dịch", McKinsey cho biết trong một báo cáo gần đây.
Biểu đồ chỉ ra tín hiệu lạc quan về khả năng miễn dịch cộng đồng có thể đạt được trong Quý 3 hoặc 4 vào năm 2021. Nhiều ý kiến khác bày tỏ khả năng chưa đạt được điều này và phải đợi cho đến năm 2022.
McKinsey giải thích các yếu tố cần thiết đạt được kịch bản xác suất cao bao gồm quá trình tiêm chủng cho tất cả mọi người để đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng. Đây được cho là yếu tố quan trọng nhất vì các tín hiệu ban đầu cho thấy khoảng 50% dân số nói họ chưa sẵn sàng tiêm vaccine, đặc biệt là ở Mỹ.
Quá trình thử nghiệm đã cho thấy mức độ hiệu quả cao giảm thiểu các bệnh có triệu chứng nếu tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 đầy đủ. Vì vậy, các đánh giá quá trình tiêm chủng có ảnh hưởng tốt đến khả năng miễn dịch. Tuy nhiên, vẫn chưa thể biết được những người đã thực hiện chủng ngừa có thể không truyền virus gây bệnh cho những người khác hay không.
Cuộc chiến chống dịch bệnh: Lạm phát có thể xuất hiện trở lại
Nếu chúng ta thực sự đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng trong năm 2021 thì nguy cơ lạm phát có thể trở lại. Kinh tế đang bị ảnh hưởng bởi đại dịch cùng với biện pháp phong tỏa áp dụng đã khiến cho nguy cơ lạm phát kinh tế xuất hiện sau khi các gói kích thích tài chính và tiền tệ lớn nhất từ trước đến nay được kích hoạt ở một số nước.
Ông John Haynes- người đứng đầu bộ phận nghiên cứu của Investec mô tả diễn biến này được ví như một sự thay đổi cách thức quản trị lạm phát. Lạm phát không chỉ gây suy thoái kinh tế mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc định giá tài sản thu nhập cố định. Điều này cũng thúc đẩy việc định giá các loại tài sản rủi ro hơn. Vì vậy, ông Haynes cho rằng "chế độ lạm phát là nền tảng tạo ra sự trở lại danh mục đầu tư".
Các chuyên gia kinh tế đưa ra nhận định khả năng lợi nhuận trái phiếu và cổ phiếu sẽ tương quan thuận nếu lạm phát tăng trên 3%.
Tại sao lại như vậy?
Chuyên gia Haynes giải thích rằng sự gia tăng lạm phát tương đối khiêm tốn có thể làm biến động danh mục đầu tư tăng lên về mặt vật chất. Điều này trái ngược với lịch sử gần đây, trong đó có tương quan nghịch giữa lợi nhuận vốn chủ sở hữu và trái phiếu. Điều đó có nghĩa việc giảm bớt sự biến động trong đầu tư nhưng không làm ảnh hưởng tới lợi nhuận.
Công ty tài chính Morgan Stanley đã đánh giá Triển vọng kinh tế toàn cầu năm 2021, nhấn mạnh sự thay đổi cách thức quản trị lạm phát là một trong ba yếu tố chính đặc trưng cho giai đoạn tiếp theo của phục hồi toàn cầu. Trong khi đó bà Says Chetan Ahya, nhà kinh tế hàng đầu của Morgan Stanley khẳng định mỗi giai đoạn suy thoái đều để lại dấu ấn và cuộc suy thoái vì Covid-19 sẽ đưa sự trở lại của lạm phát.
Tại sao như vậy? Bà Says Chetan Ahya khẳng định các chính sách kích thích kinh tế nhằm tạo việc làm và đưa cuộc sống người dân trở lại bình thường sẽ gây áp lực cho việc tăng lương và dẫn đến nguy cơ tăng lạm phát.
Nói một cách đơn giản, đại dịch đã khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng đột biến đến mức chưa từng có trong nhiều thế hệ. Các nhà hoạch định chính sách đã dự kiến làm bất kỳ điều gì cần thiết để tạo việc làm và đưa người dân trở lại cuộc sống trước Covid càng nhanh càng tốt.
Bà cho rằng chính sách ổn định áp dụng sẽ có ý nghĩa quan trọng với tăng trưởng toàn cầu, đặc biệt ở thị trường mới nổi bởi thay đổi cách thức quản lý sẽ dẫn đến sự suy yếu của đồng đôla Mỹ và ảnh hưởng tới thế giới. Hàng nghìn tỷ đôla được giải phóng vào nền kinh tế thời Covid-19 có thể sẽ phải mất nhiều thời gian đế lấy lại, đặc biệt nếu hành trình hướng tới một thế giới không đại dịch đang phải mất nhiều thời gian hơn chúng ta nghĩ.
Nhìn về phía trước, năm 2021 có thể lặp lại diễn biến tương tự, bao gồm cả khả năng lạm phát quay trở lại cho dù nền kinh tế sẽ phải trải qua phục hồi hình chữ V hay chữ U trong bối cảnh thế giới đang mong muốn dịch bệnh kết thúc.
Kỳ vọng dịch bệnh qua đi, kinh tế ổn định và phát triển - ắt hẳn là điều mà toàn cầu đang mong đợi trong năm 2021.