• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Đức căng thẳng sức mạnh tên lửa hạt nhân Nga tại Kaliningrad

Thế giới 09/03/2017 13:22

(Tổ Quốc) - Quyết định của Nga về việc triển khai tên lửa Iskander lâu dài tới Kaliningrad, vùng lãnh thổ của nước này tại Baltic sẽ đánh dấu một bước lùi đối với an ninh châu Âu.

Quyết định của Nga về việc triển khai tên lửa Iskander lâu dài tới Kaliningrad, vùng lãnh thổ của nước này tại Baltic sẽ đánh dấu một bước lùi đối với an ninh châu Âu, Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel nói với hãng thông tấn Nga Interfax ngày 8/3.

Trước đó, Nga cho biết hồi tháng 10/2016 rằng đã di chuyển các tên lửa đạn đạo hạt nhân tới Kaliningrad cùng với việc triển khai một hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 ở đó. Điện Kremlin cho biết việc triển khai này là một phần của các cuộc tập trận thường lệ, tuy nhiên, các quan chức quân sự phương Tây lo lắng rằng các hệ thống vũ khí trên có thể hoạt động tại Kaliningrad lâu dài.

Lực lượng Nga tại một bệ phóng tên lửa Iskander- M. (Nguồn: Sputnik)

"Nếu tên lửa Iskander được đóng tại Kaliningrad vĩnh viễn, điều này có thể là nguyên do cho sự quan ngại nghiêm trọng và là một sức ép đối với an ninh châu Âu", Gabriel nói. "Đó là lý do tại sao chúng tôi đang theo những động thái tại Kaliningrad một cách cẩn thận."

Ông Gabriel đã đến Moscow vào tối ngày 8/3 sau cuộc gặp với người đồng cấp Ba Lan ở Warsaw.

Một số bản nâng cấp của tên lửa Iskander-M có thể bắn trúng mục tiêu cách xa tới 700 km, đặt thủ đô Berlin của Đức nằm trong tầm bắn của tên lửa này tại Kaliningrad.

Lithuania – nước có biên giới tiếp giáp với Kaliningrad, vào tháng 1 cho biết kế hoạch xây dựng hàng rào dây thép cao 2m dọc theo biên giới của nước này và nhấn mạnh mối quan ngại của nước này với sự hiện diện của Nga.

Ông Gabriel đã tới thăm Lithuania vào tuần trước và cam kết sự hiện diện của quân đội Đức tại đây trong chừng mực cần thiết.

Trong cuộc phỏng vấn của Interfax ngày 8/3, ông Gabriel cũng bác bỏ lời chỉ trích của Nga về việc NATO triển khai 4.000 quân tới Ba Lan và các nước Baltic, bao gồm 400 lính Đức ở Lithuania.

"Đức và các quốc gia NATO khác không phải là nước đầu tiên tiến vào khu vực Baltic," ông nói thêm rằng số lượng quân đội Đức trong khu vực này là rất nhỏ so với tổng lực quân đội của Nga.

(Theo Reuters)

An Bình

NỔI BẬT TRANG CHỦ