(Tổ Quốc) - Nga liên tục chịu các trừng phạt nặng nề từ Mỹ khiến cho kinh tế nước này rơi vào khủng hoảng trong thời gian dài. Đồng rúp tiếp tục giảm mạnh vào ngày 18/2.
Kinh tế Nga đối mặt với nhiều căng thẳng
Vào ngày 18/2, đồng rúp giảm xuống khoảng 0.06% so với đồng đôla Mỹ. Sức mạnh của đồng rúp sụt giảm bởi vì các nhà đầu tư Mỹ nghỉ nhân dịp kỷ niệm ngày Tổng thống Hoa Kỳ (Presidents' Day).
Tổng thống Nga Vladimir Putin. Ảnh:AP
"Tôi không biết về các trừng phạt mới như thế nào. Có thể sẽ hạn chế đầu tư vào nợ chủ quyền Nga. Trên 40% trái phiếu chính phủ Nga là từ các nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy điều đó ảnh hưởng tới lợi ích cả hai", bà Alina Sychova, người đứng đầu thị trường vốn khởi nguồn cho Sova Capital - một ngân hàng đầu tư của Nga tại London cho biết.
Bởi các trừng phạt, người Mỹ không thể mua trái phiếu mới, trừ trường hợp thị trường thứ thứ cấp.
Thị trường thứ cấp là khu vực có thể xảy ra các xung đột bởi nguồn lợi mà bất kỳ ai có thể nhận ra từ loại trái phiếu này.
"Nếu lệnh cấm đối với thị trường thứ cấp, bạn có thể hạn chế đối với chủ sở hữu từ châu Âu đến Đức bởi vì hiện tại họ mất đi thị trường Mỹ để bán và giao dịch", bà Alina Sychova cho biết.
Lệnh cấm giao dịch trái phiếu của Nga được ấn định kể từ khi Tổng thống Trump lên nắm chính quyền. Theo giới quan sát, các nhà chính trị chống Nga vẫn nắm thóp vấn đề cáo buộc Nga liên quan đến bầu cử Mỹ nhằm tăng cường thái độ cứng rắn với Tổng thống Vladimir Putin.
Kể từ khi lên nắm chính quyền, chính quyền Tổng thống Donald Trump đã sẵn sàng ký kết các trừng phạt cứng rắn đối với các cá nhân và công ty Nga, khiến một vài cá nhân và công ty trở nên điêu đứng. Trừng phạt cũng áp dụng đối với các cá nhân và thực thể có giao dịch với công ty chịu trừng phạt.
Tổng thống Trump từng bày tỏ nhiều lần hâm mộ Tổng thống Nga Vladimir Putin nhưng lại liên tục chịu các chỉ trích từ các nghị sĩ xung quanh các động thái cứng rắn với Nga sau nhiều cáo buộc.
Giữa các sức ép, giới chuyên gia cho rằng, nếu Tổng thống Donald Trump không ký kết các trừng phạt mới thì chắc chắn Tổng thống Mỹ đang ủng hộ Tổng thống Vladimir Putin.
"Tổng thống Trump dường như có vẻ phải chấp nhận đưa ra các đối sách đối phó với Nga trước sức ép từ Quốc hội Mỹ", Thượng nghị sĩ Bob Menendez – người đứng đầu phe Dân chủ tại Ủy ban Quan hệ đối ngoại ở Thượng viện cho biết trong một tuyên bố.
Điều gì thực sự bên trong điều này, thượng nghị sĩ Bob Menendez Menendez hiện chưa đưa ra bình luận. Trái phiếu của Nga vẫn tiếp tục duy trì nhưng không nhiều. Và họ sẽ phải đợi cho đến khi thượng viện quyết định điều gì sẽ tiếp tục làm với vòng trừng phạt mới nhất.
Nga có "đuối" trong các trừng phạt?
Theo báo cáo trên Bloomberg vào ngày 13/2, các thượng nghị sĩ bao gồm Lindsey Graham đều muốn đánh mục tiêu vào các vấn đề trái phiếu chính phủ Nga. Nếu như vậy, điều đó được hiểu Mỹ sẽ tiếp tục cấm từ việc tham gia. Bạn không thể mua chúng và không thể bao mua chúng.
Các trừng phạt khác dường như mang tính chất thương mại và ảnh hưởng đến các công ty tư nhân giống như đã từng làm trong lĩnh vực khí đốt là dầu và gas. Thượng viện muốn tăng cường trừng phạt vào các cá nhân và công ty từ nỗ lực đầu tư vào các dự án LNG của Nga . Cùng với việc trừng phạt hai công ty năng lượng sở hữu nhà nước lớn như Gazprom và Rosneft trong các hoạt động nước ngoài thì điều đó chưa rõ ràng thực tế là gì.
Thượng viện Mỹ muốn làm rõ theo quyết định của Bộ Tài chính đối với các đối tác của Gazprom, tại Nord Stream II, dự án đường ống khí đốt tự nhiên mới được xây dựng từ Nga vào Đức. Trong khi đó, Nord Stream II, trong khi không thuận buồm xuôi gió nhưng vẫn tiếp tục.
Mỹ từng nhiều lần đưa ra cảnh báo các công ty liên quan tới dự án xây dựng đường dẫn khí đốt Nord Stream 2 của Nga có thể phải đối mặt với các lệnh trừng phạt nếu còn tham gia vào dự án này.
"Tôi biết rằng chính quyền không muốn chúng ta vướng nợ vào Nga. Nếu họ cho rằng không muốn giao dịch các vấn đề cũ thì hãy suy nghĩ. Nếu bạn là một nhà đầu tư tại Nga thì bạn không cần phải quá phụ thuộc vào các trừng phạt mới. Bạn cũng không nên tiếp tục với các trái phiếu trong diện bị trừng phạt", bà Katherine Renfrew, giám đốc đầu tư TIAA cho biết.
Thời điểm trừng phạt mới đúng vào dịp Hội nghị an ninh Munich thường niên. Cuộc gặp của Ủy ban đối ngoại châu Âu diễn ra vào ngày 18/2. Trong vài năm qua, Nga luôn bị kìm kẹp bởi các làn sóng trừng phạt quốc tế sau các cáo buộc liên quan đến bầu cử Nga cũng như các vấn đề Ukraine hay Syria.
Các nhà chỉ trích cho rằng, trừng phạt đã ảnh hưởng ít nhiều đến thái độ của Kremlin. Tuy nhiên, rất ít nghi ngờ cho rằng, trừng phạt đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến tăng trưởng và đầu tư kinh tế vào Nga.
Các quan chức Nga cho biết, Nga đã liên tục có các điều chỉnh đối phó với trừng phạt và đang đặt mục tiêu tăng trưởng 2%.
Bộ Phát triển kinh tế Nga ước tính rằng nước này phải chịu thiệt hại ít nhất 6 tỷ đôla bởi các trừng phạt và cấm vận thương mại.